Bước đầu nghiên cứu sự ổn định năng suất, chất lượng của các cấp hạt giống Hương cốm tại một số vùng trồng lúa phía Bắc Việt Nam

  • Nguyễn Văn Mười

Tóm tắt

Sự biểu hiện mùi thơm, chất lượng gạo của giống lúa là kết quả của kiểu gen, môi trường và tương tác giữa kiểu gen và môi trường, trong đó môi trường đất, nước, khí hậu của từng vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hương vị của giống. Thí nghiệm được bố trí bằng các lô hạt giống Hương cốm siêu nguyên chủng hỗn dòng (HC1, HC2, HC3) tại 4 vùng trồng lúa cho thấy: tại vùng Trực Ninh - Nam Định, Tiền Hải - Thái Bình cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn tại vùng Từ Sơn - Bắc Ninh và Thường Tín - Hà Nội. Hàm lượng protein trung bình của các lô giống tại vùng Tiền Hải - Thái Bình và Trực Ninh - Nam Định đạt 7,8%, cao hơn Từ Sơn - Bắc Ninh và Thường Tín- Hà Nội là 0,4%. Mùi thơm của gạo tại hai vùng ven biển cũng cao và ổn định hơn. Hai lô giống HC1, HC2 có năng suất và chất lượng ổn định hơn so với HC3 cả ở vụ xuân và vụ mùa, tương đương với Bắc thơm 7. Lô giống HC3, Hương thơm 1 chỉ ổn định năng suất và chất lượng trong điều kiện vụ xuân, còn vụ mùa thì không ổn định trên các vùng trồng
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-08-09
Chuyên mục
Bài viết