Đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh phụ tỉnh Thái Bình

  • Đỗ Thị Diệp

Abstract

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở Thái Bình đã được áp dụng từ năm 1992 thông qua nguồn tài trợ của tổ chức FAO nhằm cung cấp cho nông dân những kiến thức thực tế về phân tích hệ sinh thái đồng ruộng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các hộ nông dân sản xuất lúa của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình (nhóm hộ đã được tập huấn và chưa được tập huấn IPM) và tham khảo ý kiến lãnh đạo địa phương, những người có chuyên môn để thấy được quan điểm của họ về lợi ích kinh tế mà chương trình đem lại. Nghiên cứu tập trung giải quyết ba vấn đề chính là (i) đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng chương trình IPM của các hộ nông dân trồng lúa; (ii) phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM; (iii) đề xuất cơ chế chính sách và các giải pháp nhằm nâng cao sự tiếp thu và ứng dụng IPM của nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của người dân đã thay đổi nhờ có chương trình, sự chuyển biến này giúp cho nông dân giảm được chi phí mà vẫn đảm bảo năng suất, thậm chí còn cao hơn trước. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phản ứng của các nhóm hộ (tập huấn và chưa tập huấn IPM) là khác nhau về nhận thức các vấn đề như thiên địch, lựa chọn giống lúa, mức phân bón và lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, tình hình tuân thủ lịch thời vụ. Nghiên cứu cũng gợi mở một số định hướng nhằm nâng cao sự tiếp thu và ứng dụng IPM của nông dân trên địa bàn huyện. 
 
điểm /   đánh giá
Published
2014-07-28
Section
Bài viết