Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo kiến thức, thái độ về rối loạn tự kỷ của người chăm sóc trẻ tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình, Việt Nam

  • Thu Hà Đinh
  • Thanh Thủy Hứa
  • Thị Hải Hà Lê
  • Thái Quỳnh Chi Nguyễn
  • Thị Hậu Vũ
  • Ngọc Bình Nguyễn
  • Thanh Hương Nguyễn
Từ khóa: thang đo, tự kỷ, tính giá trị, độ tin cậy, NCST, Việt Nam

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Rối loạn tự kỷ (RLTK) là một nhóm các rối loạn phát triển, đặc trưng bởi những khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp và một loạt các hành vi và mối quan tâm bị hạn chế hoặc bị lặp đi lặp lại. Nghiên cứu được tiến hành năm 2017, nhằm xây dựng và chuẩn hóa một thang đo đảm bảo để đánh giá kiến thức và thái độ về RLTK ở người chăm sóc trẻ (NCST).

Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 193 NCST 18-60 tháng tuổi tại Hòa Bình và Thái Bình. Phân tích thành tố chính và hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo.

Kết quả: Kết quả cho thấy thang đo kiến thức sau khi chuẩn hóa gồm 13 câu hỏi, với tỉ lệ giải thích sự biến thiên của thang đo là 82,5% ở ngưỡng rất tốt; Cronbach’s alpha của 3 thành tố và cả thang đo kiến thức nằm trong khoảng từ 0,58-0,79, là ngưỡng chấp nhận được đến tốt. Thang đo thái độ sau chuẩn hóa gồm 6 câu hỏi, có tỉ lệ giải thích sự biến thiên thái độ là 52,8%; hệ số Cronbach’s alpha là 0,76, ở mức tốt.

Kết luận và khuyến nghị: Kết quả khẳng định thang đo kiến thức và thái độ của NCST về RLTK mà chúng tôi phát triển hoàn toàn đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy để áp dụng trong thực tiễn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-29