Các tác động kinh tế - xã hội đối với gia đình người xuất khẩu lao động tại Đồng Tháp khi quay về địa phương giai đoạn 2018-2020

  • Vũ Thái Sơn
  • Lê Thị Kim Ánh
  • Đỗ Phương Anh
  • Nguyễn Quang Vinh
Từ khóa: xuất khẩu lao động, người lao động, hộ gia đình, tác động kinh tế - xã hội, thu nhập, vấn đề xã hội

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả điều kiện sống của gia đình người đi xuất khẩu lao động và đánh giá các tác động về kinh tế, xã hội đối với người lao động sau khi làm việc có thời hạn ở nước ngoài quay về địa phương.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 210 hộ gia đình với 916 người thành viên gia đình của người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy người lao động đóng góp nhiều cho gia đình (54,7%). Các khoản hỗ trợ được sử dụng để giúp đỡ người thân (89%), chi tiêu hàng ngày (77,1%), trả nợ (60,5%), mua sắm đồ đạc (51,4%) và gửi tiết kiệm (41,9%). NLĐ vẫn thường xuyên liên lạc với người thân trong gia đình (99,5%) qua điện thoại (97,1%) để trao đổi về các vấn đề: Chăm sóc sức khỏe (99,5%), thông tin về công việc/sản xuất (73,9%) và giáo dục (70,5%). Các hộ gia đình gần như không gặp bất cứ vấn đề nào trong thời gian người XKLĐ ở nước ngoài.

Kết luận: Các hộ gia đình đều có điều kiện sống tốt và sở hữu các vật dụng cần thiết cho cuộc sống. NLĐ đi xuất khẩu lao động có nhiều đóng góp và gửi các khoản hỗ trợ về cho gia đình. Chăm sóc sức khỏe; thông tin về công việc/ sản xuất và giáo dục là các vấn đề thường xuyên được người lao động làm việc ở nước ngoài trao đổi với gia đình. Các hộ gia đình gần như không gặp bất cứ vấn đề nào trong thời gian người XKLĐ ở nước ngoài

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-30