Các vấn đề của người xuất khẩu lao động ở Đồng Tháp khi quay về địa phương giai đoạn 2018 – 2020

  • Lê Thị Kim Ánh
  • Vũ Thái Sơn
  • Lê Hương Giang
  • Nguyễn Quang Vinh
Từ khóa: xuất khẩu lao động, hòa nhập, tìm kiếm việc làm, hậu xuất khẩu, đào tạo nghề

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm phân tích khó khăn trong việc hòa nhập của người lao động (NLĐ) xuất khẩu và đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp hỗ trợ người lao động xuất khẩu khi quay về địa phương.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, kết hợp song song định lượng và định tính thông qua điền phiếu với 320 đối tượng là người lao động xuất khẩu và phỏng vấn sâu các bên liên quan.

Kết quả: Người lao động hầu hết không gặp khó khăn khi hòa nhập lại với gia đình và cộng đồng. 71,2% chưa được đào tạo nghề trước khi xuất khẩu, điều này cũng làm cho 32,5% NLĐ khó khăn trong tìm việc khi về địa phương do chưa có tay nghề; chỉ 37,2% có công việc phù hợp với ngành nghề khi xuất khẩu lao động. Địa phương chưa có chiến lược tư vấn, định hướng và đào tạo nghề phù hợp để phát huy nguồn nhân lực này.

Kết luận: Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị về mặt quản lý, đào tạo nghề theo năng lực và nhu cầu của thị trường xuất khẩu lao động và thị trường tại địa phương, đặc biệt là cần đào tạo nghề để cấp chứng chỉ nghề với các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của đối tác hoặc đào tạo nghề sau khi xuất khẩu lao động các lĩnh vực cần nhân lực của tỉnh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-30