Khuyết sẹo mổ lấy thai: Tổng quan về triệu chứng, chẩn đoán, thực trạng, một số yếu tố liên quan và điều trị

  • Đoàn Thị Thùy Dương
  • Bùi Thị Thu Hà
  • Lê Thị Vui
Từ khóa: khuyết sẹo mổ lấy thai, mổ lấy thai, vô sinh, đau bụng dưới, ra máu bất thường giữa hai chu kỳ kinh

Tóm tắt

Báo cáo tổng quan này được thực hiện để mô tả triệu chứng, chẩn đoán, tỷ lệ mắc, yếu tố nguy cơ và điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai (KSMLT). Tổng số 44 báo cáo đưa vào tổng quan được lấy từ PubMed vào tháng 8/2022. Kết quả cho thấy siêu âm âm đạo đầu dò và chụp tử cung vòi trứng có cản quang là hai biện pháp phổ biến nhất, thường được dùng bổ trợ lẫn nhau trong chẩn đoán. Tỷ lệ có KSMLT dao động từ 19% - 84%. Triệu chứng phổ biến bao gồm chu kỳ kinh nguyệt bất thường, ra máu bất thường sau hành kinh, đau bụng dưới hay hạ vị, đau bụng khi có kinh nguyệt và vô sinh. Yếu tố cá nhân (lần sinh, số lần mổ đẻ, tiền sử đái tháo đường, tử cung ngả sau, chỉ số khối cơ thể mẹ) và yếu tố về dịch vụ y tế (kỹ thuật khâu lúc mổ, thời gian chuyển dạ kéo dài, sử dụng kháng sinh dự phòng) có liên qun đến KSMLT. Điều trị bao gồm cả nội và ngoại khoa, tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi có các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Việt Nam có tỷ lệ mổ đẻ cao và có rất ít nghiên cứu về KSMLT. Do vậy cần tiến hành nghiên cứu về chủ đề này trong giai đoạn tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-30