Triết lí giáo dục ở Việt Nam qua câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

  • Hoàng Tất Thắng
Từ khóa: Từ khóa: Triết lí, giáo dục, tích hợp, phạm trù, hình thức, nội dung.

Tóm tắt

Tóm tắt: Đối với truyền thống giáo dục ở Việt Nam, câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành một triết lí giáo dục từ xa xưa và đã thấm sâu vào trong đời sống của cộng đồng như một nét văn hóa đặc trưng. Nội dung của bài viết tập trung bàn luận ba vấn đề chính: a) Hai phạm trù “lễ” và “văn” không tồn tại độc lập, tách bạch mà là tích hợp trong một thể thống nhất biện chứng; xét về mặt triết học, mối quan hệ giữa “lễ” và “văn” như là mối quan hệ của cặp phạm trù “hình thức” và “nội dung”. b) “Tiên học lễ, hậu học văn” đối với học sinh cũng không có nghĩa là “Tiên dạy lễ, hậu dạy văn” đối với người giáo viên. c) “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng không có nghĩa là người đi học thì trước tiên phải học “lễ”, sau đó mới học “văn”. Bài báo liên hệ vào thực tiễn dạy và học ngành báo chí để làm sáng tỏ các vấn đề trên.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-26