Ý thức “vượt thoát” trong sáng tác của Nguyễn Thị Thụy Vũ

  • Thái Phan Vàng Anh
Từ khóa: Từ khóa: Nguyễn Thị Thụy Vũ, văn học nữ, miền Nam Việt Nam, vượt thoát, nhân vật, nổi loạn.

Tóm tắt

Tóm tắt: Nguyễn Thị Thụy Vũ là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học nữ miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975. So với các nhà văn nữ cùng thời như Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Trùng Dương,… Nguyễn Thị Thụy Vũ xuất hiện chậm hơn. Tuy vậy, truyện ngắn và tiểu thuyết của bà gây nhiều chấn động trên văn đàn. Với Nguyễn Thị Thụy Vũ, viết văn là một hành động “vượt thoát”. Ý thức đó thể hiện rõ trong sáng tác của bà ở nhiều phương diện. Nhà văn đã có quan niệm mới mẻ về vai trò của nữ giới trong sáng tác văn chương; sự táo bạo trong việc lựa chọn những để tài kiêng kị đối với nữ giới; xây dựng một hệ thống nhân vật nữ luôn muốn vượt ra khỏi nỗi buồn tỉnh lẻ hoặc “nổi loạn thân xác”. Những đổi mới trong quan niệm khiến Nguyễn Thị Thụy Vũ xác lập được một lối viết riêng trong bức tranh vừa đa dạng vừa thống nhất của văn chương nữ miền Nam (1955-1975).

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-29