Nghiên cứu tình trạng nhiễm vi nhựa ở một số loài cá nhỏ nước mặn khu vực ven bờ tỉnh Bình Định

  • Nguyễn Vũ Họa
  • Hoàng Hương Giang
  • Trần Thanh Sơn

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu vi nhựa trong ống tiêu hóa của các loài cá nhỏ ven bờ tỉnh Bình Định lần đầu tiên được thực hiện. Các loại cá nghiên cứu là các loại cá mà người dân địa phương có thói quen ăn nguyên con, bao gồm Cá bống (gồm 2 loài: cá Bống Cát (Glossogobius aureus) và cá Bống Thệ (Oxyurichthys ophthalmonema)), Cá cơm (Stolephorus commersonnii), Cá nục (Decapterus macrosoma), Cá phèn (Upeneus moluccensis), Cá trích (Sardinella gibbosa), thu tại 4 bãi biển dọc theo bờ biển tỉnh Bình Định. Kết quả 100% mẫu cá phân tích đều chứa vi nhựa trong ống tiêu hóa, tổng cộng 2987 hạt vi nhựa. Vi nhựa dạng sợi là loại chủ yếu, chiếm 74,5% trong tổng số vi nhựa được phát hiện, còn lại là vi nhựa dạng mảnh, không phát hiện có các vi nhựa dạng bọt, màng và dạng viên. Vi nhựa màu vàng là phổ biến nhất (35,72%). Kích thước sợi chủ yếu từ 800 - 900µm, kích thước mảnh chủ yếu từ 90000 - 135000µm2. Như vậy, mức độ ô nhiễm vi nhựa trong ống tiêu hóa của một số loài cá nhỏ ven bờ tỉnh Bình Định ở mức tương đối cao khi so sánh với các khu vực khác trên thế giới. Với tình trạng nhiễm vi nhựa trong ống tiêu hoá ở các loài cá nhỏ mà chúng tôi khảo sát trong nghiên cứu này cho thấy sự nguy hại đối với sức khoẻ của con người và các sinh vật biển khác nếu dùng các loài cá này làm thức ăn.

 

điểm /   đánh giá
Published
2023-07-19