https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/issue/feed Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2023-07-19T11:12:19+07:00 Tôn Nữ Nhã Điển tapchidhsphue@gmail.com Open Journal Systems <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế&nbsp;</strong></p> https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81824 Building an English - Vietnamese parallel corpus of contemporary art terms 2023-07-19T11:11:21+07:00 Nguyễn Thị Mỹ Ngọc ngocntm.qh@hue.edu.vn Phan Thị Thanh Thảo tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Abstract: </strong>The study aims at building an English-Vietnamese parallel corpus of contemporary art terms to meet the current pressing demands in Vietnam for the translation of art-related documents from Vietnamese into English and vice versa. To achieve its aim, the study adopts a combination of qualitative and quantitative research method to examine the original English texts and accurately translate them into Vietnamese, as well as generate the corpus linguistic database statistics. The generated English-Vietnamese parallel corpus of contemporary art terms consists of about 130,000 words. Some implications regarding the English-Vietnamese translation of texts related to contemporary art are also suggested for translators as well as teachers and students in Vietnamese art schools.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T09:39:19+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81825 Online autonomous learning by Upper-secondary EFL students: Online resources and perceived affordances and challenges 2023-07-19T11:11:25+07:00 Nguyễn Thị Thúy Hằng ntthang54@gmail.com Trương Bạch Lê tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Abstract:</strong> This study investigated autonomous English learning implemented by EFL students at an upper-secondary school concerning the utilization of online resources and the perceived affordances and challenges. To be specific, this study aimed to find out the frequency of&nbsp;&nbsp; upper-secondary EFL students using online resources for their language learning out of the classroom and the constraints that the students encountered when conducting their online autonomous learning. Quantitative research design was employed in the current study with the use of questionnaire. The participants of the study were 158 students at Le Quy Don High School for Gifted Students in Quang Tri Province, Vietnam. The findings revealed the prevalence of such online resources as online dictionaries, videos on YouTube, and social media. Conversely, radio, discussion forums, and emailing received the least preference. The most frequently-reported affordances related to stable Internet connection, whereas the most frequently-reported constraint was financial resources. From the findings, implications for teaching and learning with online resources and suggestions for further research were put forward.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T09:44:23+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81826 Đề xuất quy trình ứng dụng Google Sites xây dựng hồ sơ học tập điện tử trong dạy học 2023-07-19T11:11:29+07:00 Trần Thị Ngọc Ánh tranthingocanh@dhsphue.edu.vn Phạm Chiến Trường pctruong96@gmail.com <p><strong>Tóm tắt</strong>:&nbsp;Hồ sơ học tập có thể cung cấp thông tin về tính cá nhân, sản phẩm và quá trình học tập của học sinh; giữ vai trò là phương tiện dạy học và công cụ kiểm tra, đánh giá trong các hoạt động giáo dục. Hồ sơ học tập điện tử có thể khắc phục những bất cập của hồ sơ học tập truyền thống đối với những dữ liệu cần thu thập lớn, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả, phù hợp trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay. Trên cơ sở tìm hiểu về các tính năng của Google Sites trong hỗ trợ xây dựng hồ sơ học tập điện tử, đồng thời căn cứ vào quy trình phát triển đa phương tiện, quy trình phát triển hồ sơ học tập, bài báo đề xuất quy trình ứng dụng Google Sites xây dựng hồ sơ học tập điện tử trong dạy học. Quy trình này gồm 4 giai đoạn: (1) Xác định bối cảnh và mục đích, (2) Thiết kế hồ sơ học tập điện tử là không gian lưu trữ, (3) Thiết kế hồ sơ học tập điện tử là không gian học tập và (4) Thiết kế hồ sơ học tập điện tử là không gian trưng bày.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T09:47:06+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81827 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập Hoá hữu cơ lớp 12 THPT 2023-07-19T11:11:36+07:00 Đặng Thị Thuận An dangthithuanan@dhsphue.edu.vn Cao Thị Thanh Tâm tapchi@dhsphue.edu.vn Đào Thị Thạch Thảo tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt</strong><strong>:</strong>&nbsp;Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng là một trong ba năng lực thành phần của năng lực hoá học, là vấn đề cần được quan tâm trước yêu cầu đổi mới của giáo dục. Bài tập hoá học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến &nbsp;&nbsp;thức, kĩ năng cho HS. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Khảo sát thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn Hoá học ở một số trường THPT ở tỉnh Quảng trị; (2) Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến &nbsp;&nbsp;thức, kĩ năng phần Hoá học hữu cơ lớp 12 THPT; (3) Sử dụng các bài tập Hoá học đã xây dựng trong dạy học hoá học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển năng lực vận dụng kiến &nbsp;&nbsp;thức, kĩ năng cho HS khi sử dụng bài tập hoá học có vai trò rất quan trọng trong dạy học Hoá học ở trường THPT.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81829 Xây dựng và sử dụng chủ đề STEM “Trồng rau hữu cơ tại nhà” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 11 THPT 2023-07-19T11:11:40+07:00 Đặng Thị Thuận An dangthithuanan@dhsphue.edu.vn Nguyễn Ngọc Ánh tapchi@dhsphue.edu.vn Bùi Thị Thu Lan tapchi@dhsphue.edu.vn Nguyễn Tiến Dũng tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt:</strong> Giáo dục STEM đã được lựa chọn và chỉ đạo bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm phát triển cho học sinh các năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục phổ thông. Bài báo giới thiệu quá trình xây dựng và sử dụng chủ đề STEM “Trồng rau hữu cơ tại nhà” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 11 THPT. Kết quả thực nghiệm tại hai trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Trị cho thấy việc thực hiện chủ đề này đã góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:05:25+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81830 Đặc điểm nghệ thuật câu đố dân gian của người Xơ Đăng Tơdră 2023-07-19T11:11:43+07:00 Nguyễn Tiến Dũng tiendung0967@gmail.com Hoàng Thị Huế hoangthihue@hueuni.edu.vn <p><strong>Tóm tắt: </strong>Nghiên cứu này xác định đặc điểm nghệ thuật cơ bản của câu đố dân gian Xơ Đăng Tơdră. Bằng phương pháp điền dã dân tộc học, nghiên cứu phong tục và văn học, bài báo khảo sát các giá trị về nội dung và nghệ thuật câu đố của tộc người này. Nội dung câu đố là kho tri thức quý báu về thế giới tự nhiên và xã hội ở Tây Nguyên. Nghệ thuật câu đố độc đáo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, thể hiện óc quan sát tinh tế, gắn với văn hóa tộc người.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:11:27+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81832 Không gian nghệ thuật trong thơ Vi Thùy Linh 2023-07-19T11:11:46+07:00 Phạm Thị Thùy Trang ptttrang@dhsphue.edu.vn Nguyễn Hoàng Anh Thi tapchi@dhsphue.edu.vn Nguyễn Hồng Dịu tapchi@dhsphue.edu.vn Đỗ Phương Thảo tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt</strong><strong>:</strong> Không gian nghệ thuật thơ Vi Thùy Linh vừa có đặc trưng huyền thoại vừa mang màu sắc văn hoá đương đại. Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tiếp cận đặc trưng không gian thiêng liêng và không gian trần thế. Từ đó, khẳng định sự hiện hữu giữa cái thiêng và cái phàm, hiện thực và huyền ảo trong thơ Vi Thùy Linh nói riêng và trong thơ các nhà thơ nữ đương đại Việt Nam nói chung.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:16:25+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81833 Đánh giá cảm nhận của người dân bảo vệ rừng đối với chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 2023-07-19T11:11:49+07:00 Nguyễn Quốc Khánh nqkhanh.hce@hueuni.edu.vn Nguyễn Hoàng Đông nhdong@hueuni.edu.vn <p><strong>Tóm tắt:</strong> Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2010. Nghiên cứu này được thực hiện để làm rõ cảm nhận của người dân về các yếu tố thuộc chương trình này. Huyện A Lưới được chọn có chủ đích vì là huyện có diện tích rừng được chi trả lớn nhất tỉnh. 80 hộ dân được chọn một cách ngẫu nhiên theo danh sách chi trả. Kết quả chỉ ra rằng cảm nhận của người dân đối với các yếu tố công bằng; hiệu quả của cơ chế và giám sát từ chương trình; tài chính và sinh kế là thiếu tích cực. Ngược lại, cảm nhận của người dân về việc yếu tố cung cấp kiến ​​thức và kỹ năng từ chương trình và việc đổi mới thanh toán điện tử là khá tích cực. Nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về cảm nhận của người dân đối với các yếu tố thuộc chương trình trong thời gian qua, từ đó đưa ra các điều chỉnh nhằm duy trì và hoàn thiện chương trình này một cách hiệu quả.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:19:30+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81834 Vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Trung Quốc: Nhìn từ “Thế giới Lâm viên cổ điển” ở Tô Châu 2023-07-19T11:11:52+07:00 Bùi Nguyễn Hãn han.buinguyen@hoasen.edu.vn <p><strong>Tóm tắt</strong>: Hệ sinh thái nhân văn trong các khu lâm viên cổ điển ở Tô Châu là sự thể hiện những ý niệm được thông qua những hình tượng hữu hình (vật cảnh) - biểu tượng để nhận biết thế giới khách quan và thực tại. Những cảnh giới hiện hữu trong các danh viên Tô Châu được tác tạo như những tuyệt tác thủy mặc hiện lên với những phạm trù âm- dương, động- tĩnh, hiện thực- huyền ảo đã biểu đạt những yếu tố nội hàm và biểu trưng nghệ thuật. Thông qua đó, chúng ta phần nào biết được những triết lý về vũ trụ quan, nhân sinh quan được cụ thể hóa trong quan niệm sinh tồn và thái độ nhân sinh đã hiện hữu trong giá trị văn hóa, thẩm mỹ, luân lý của người Trung Quốc.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:21:45+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81835 Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Du lịch – Đại học Huế 2023-07-19T11:11:56+07:00 Phan Lê Hiền My Mychipi11@gmail.com Giang Thị Thu Thủy tapchi@dhsphue.edu.vn Nguyễn Thị Minh Nghĩa tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt: </strong>Theo quan niệm hiện đại, định hướng nghề nghiệp là xác định mục tiêu nghề nghiệp của một người, phản ánh quan niệm của cá nhân về các giá trị, sở thích, kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng tự nhận thức của bản thân họ. Định hướng nghề nghiệp phản ánh quan điểm cho rằng các giá trị nội tại và định hướng bản thân là động lực dẫn đến các quyết định nghề nghiệp trong thời đại nghề nghiệp ổn định và không có ranh giới. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 115 sinh viên tại Trường Du lịch – Đại học Huế nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đối với định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu xác định 5 yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên TDL – ĐHH bao gồm (1) Tư vấn của cố vấn học tập, (2) Ủng hộ của gia đình, (3) Hỗ trợ của cố vấn học tập, (4) Thái độ của bản thân và (5) Định hướng của cha mẹ, các yếu tố này giải thích được 22,4% sự ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Du lịch – Đại học Huế còn lại là các yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin hữu ích giúp nâng cao định hướng nghề nghiệp của sinh viên TDL – ĐHH trong thời gian tới từ góc độ tác động của cha mẹ và cố vấn học tập.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:24:46+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81836 Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Du lịch - Đại học Huế 2023-07-19T11:11:58+07:00 Nguyễn Đình Hùng tapchi@dhsphue.edu.vn Đoàn Thị Thanh Thủy tapchi@dhsphue.edu.vn Nguyễn Thị Thu Sương nttsuongart@hueuni.edu.vn <p><strong>Tóm tắt</strong><strong>:</strong> Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng trong công việc của mỗi cá nhân, nhất là trong nhóm ngành dịch vụ du lịch. Bài viết tìm hiểu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Trường Du lịch - Đại học Huế, từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Du lịch - Đại học Huế, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhân lực cho thị trường lao động trong giai đoạn phục hồi du lịch hậu Covid-19 hiện nay.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:28:27+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81837 Thành tựu và hạn chế của đổi mới giáo dục ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay 2023-07-19T11:12:00+07:00 Đỗ Phương Thảo Dophuongthao@btgtw.vn <p><strong>Tóm</strong><strong> tắt</strong><strong>:</strong> Bài báo tập trung làm rõ những thành tựu và hạn chế trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay. Đồng thời khẳng định quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Một số kết quả đáng chú ý của giáo dục, đào tạo được khảo sát cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của ngành giáo dục, đào tạo, hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc triển khai thực hiện quá trình đổi mới căn bản, toàn diện vô cùng quan trọng này. Từ kết quả này, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế của chính sách đổi mới trong giáo dục, để khắc phục, hướng tới kết quả toàn diện, hiệu quả hơn.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:30:56+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81838 Thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 2023-07-19T11:12:02+07:00 Trịnh Phương Thanh Nhàn tapchi@dhsphue.edu.vn Đinh Thị Hồng Vân dinhthihongvan@dhsphue.edu.vn Nguyễn Thị Xuân Yến tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt:</strong> Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH) là một mô hình bồi dưỡng GV đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH ở các trường tiểu học quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu là 184 cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) tiểu học. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được vai trò của sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Các trường tiểu học đã triển khai khá tốt hình thức sinh hoạt này và đã giúp đội ngũ GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó cải thiện kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CBQL, GV chưa thấy được sự cần thiết của sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng NCBH. Tần suất tổ chức còn ít so với yêu cầu chung. Các bài học nghiên cứu vẫn còn chịu sự chi phối của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. Một bộ phận GV chưa tham gia tích cực.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:35:02+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81839 Thực trạng hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở các trường tiểu học thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 2023-07-19T11:12:05+07:00 Nguyễn Thị Phương Thảo tapchi@dhsphue.edu.vn Đinh Thị Hồng Vân dinhthihongvan@dhsphue.edu.vn Phạm Thị Hạnh tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt:</strong> Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm ở các trường tiểu học thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Khách thể nghiên cứu là&nbsp; 194 cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) tiểu học. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn CBQL, GV đã nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động dạy học trải nghiệm. Các trường đã triển khai dạy học trải nghiệm ở các môn học. Các phương thức trải nghiệm khá đa dạng. Tuy nhiên, một bộ phận CBQL, GV vẫn chưa đánh giá cao dạy học theo hướng trải nghiệm. Một số phương thức đặc trưng cho trải nghiệm vẫn chưa được tiến hành nhiều. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, kiểm tra, đánh giá, phối hợp với các lực lượng xã hội của GV còn ở mức khá, cần cải thiện. Các điều kiện hỗ trợ về cơ bản đảm bảo, song kinh phí vẫn còn hạn chế. Dựa trên thực trạng này, bài báo đã đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng trải nghiệm.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81841 Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên 2023-07-19T11:12:07+07:00 Nguyễn Thanh Hùng nguyenthanhhung@dhsphue.edu.vn Bùi Anh Tuấn tapchi@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt:</strong> Bài viết công bố kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên về các nội dung: tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm cũng như thực trạng thực hiện nhiệm vụ và nội dung trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà trường có cái nhìn rõ hơn về tình hình công tác chủ nhiệm lớp từ đó giúp nhà trường đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:42:22+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81842 Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 2023-07-19T11:12:09+07:00 Nguyễn Thanh Hùng nguyenthanhhung@dhsphue.edu.vn Nguyễn Vân Phi phivan1790@gmail.com <p><strong>Tóm tắt: </strong>Bài báo này đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn (TCM) ở các trường tiểu học (TH) tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 56 cán bộ quản lí (CBQL) và 150 giáo viên (GV) ở 6 trường TH đã tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy phần lớn CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở TH; công tác này đã được chú trọng với nhiều nội dung với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn không ít CBQL và GV chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của TCM. Một số nội dung và hình thức quan trọng chưa được chú trọng nhiều trong hoạt động TCM. Dựa trên kết quả điều tra, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM ở các trường TH.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:53:02+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81845 Thực trạng tổ chức giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2023-07-19T11:12:10+07:00 Hồ Văn Hoang arthoangk1@gmail.com Nguyễn Bá Phu nguyenbaphu@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt: </strong>Bài viết này trình bày thực trạng giáo dục môi trường (GDMT) thông qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) cho học sinh (HS) các trường Tiểu học huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, GDMT thông qua HĐTN đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập như: nội dung chưa sát với thực tiễn GDMT tại địa phương; phương thức GDMT thông qua HĐTN chưa đem lại hiệu quả; chưa xây dựng được tiêu chí kiểm tra, đánh giá; việc phân bổ các nguồn lực cho GDMT thông qua HĐTN còn hạn chế.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T10:57:52+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81848 Đánh giá sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh 2023-07-19T11:12:14+07:00 Tạ Thị Thúy tapchi@dhsphue.edu.vn Nguyễn Thị Ngọc Bé nguyenthingocbe@dhsphue.edu.vn <p><strong>Tóm tắt: </strong>Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông. Khách thể nghiên cứu gồm 500 học sinh ở hai trường Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng sức khỏe tâm thần được đo bằng bảng hỏi điểm mạnh và điểm yếu dành cho học sinh (Strength and Difficulties Questionnaire 25, SDQ 25). Dựa trên điểm số của bảng hỏi SDQ 25, có 41,8% học sinh có sức khỏe tâm thần bình thường, 36,8% học sinh ở mức ranh giới và 26,6% học sinh có rối loạn. Xét theo từng vấn đề sức khỏe tâm thần, học sinh nữ có mức độ về vấn đề cảm xúc cao hơn học sinh nam; Học sinh lớp 11 và lớp 12 có mức độ về vấn đề cảm xúc cao hơn lớp 10; Lớp 10 cao hơn học sinh lớp 11 ở vấn đề xã hội tích cực. Có mối tương quan giữa điều kiện kinh tế gia đình, học lực với mức độ sức khỏe tâm thần. Kết quả của nghiên cứu góp phần bổ sung thêm dữ liệu thực tế về vấn đề sức khỏe tâm thần ở HS THPT.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T11:01:32+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81849 Thực trạng hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng 2023-07-19T11:12:16+07:00 Lê Thị Anh Đào anhdaothanhiep@gmail.com <p><strong>Tóm tắt</strong><strong>:</strong> Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Chương trình đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và đánh giá kết quả học tập các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội (TN&amp;XH) ở cấp tiểu học nói riêng. Nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn TN&amp;XH, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn TN&amp;XH ở các trường tiểu học huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vẫn còn những mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức chưa được thực hiện thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T11:07:54+07:00 Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKH-DHH/article/view/81854 Thực trạng quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 2023-07-19T11:12:18+07:00 Đậu Minh Long dauminglong@dhsphue.edu.vn Nguyễn Thị Ngọc Thanh ngocthanhtrungan2@gmail.com <p><strong>Tóm tắt</strong><strong>:</strong> Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non là một mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục của giáo dục và đào tạo của cả nước nói chung và của giáo dục huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, để có căn cứ nâng cao chất lượng quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non, cần có những khảo sát đánh giá thực trạng quản lý công tác này trong giai đoạn hiện nay, một cách xác đáng. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu với phương pháp khảo sát qua phiếu hỏi, để đánh giá thực trạng quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường trên địa bàn nghiên cứu.</p> <p>&nbsp;</p> 2023-07-19T11:11:07+07:00 Bản quyền (c)