Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH <p><strong>Tạp chí của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu</strong></p> vi-VN trantank51bao@gmail.com (Trần Thị Tân) Thu, 28 Dec 2023 00:00:00 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21 VÀ CÔNG NGHỆ GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ, ĐÁNH GIÁ SỰ LAN TRUYỀN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO KHU VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN HẢI PHÒNG https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88532 <p>Khu vực ven biển Hải Phòng ở phía Tây Vịnh Bắc Bộ là nơi thường xuất hiện các vấn đề phức tạp về môi trường như ô nhiễm vùng biển do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt chất ô nhiễm từ nguồn thải ở các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) lớn. Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 21 để đánh giá lan truyền ô nhiễm môi trường nước và ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ lan truyền một số thông số ô nhiễm theo các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH). Nghiên cứu đã hiệu chỉnh và kiểm định nhằm xác định bộ thông số phù hợp của mô hình MIKE 21 SW và MIKE 21 FM cho khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu đã đánh giá chất lượng nước theo 03 kịch bản: Hiện trạng, RCP 4.5 thời kỳ 2046 - 2065 và RCP 4.5 thời kỳ 2080 - 2099. Kết quả nghiên cứu cho thấy với kịch bản mô phỏng hiện trạng, các khu vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã bị ô nhiễm thông số DO và BOD5, một số khu vực bị ô nhiễm COD. Kết quả mô phỏng theo kịch bản BĐKH và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy với sự phát triển mở rộng thêm các KCN, CCN thì nồng độ các thông số đều có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững kinh tế khu vực ven biển Hải Phòng cần có các biện pháp hiệu quả và phù hợp nhằm kiểm soát bảo vệ môi trường ven biển Hải Phòng.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88532 Thu, 21 Dec 2023 09:58:27 +0700 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CROPWAT DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TẠI HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88535 <p>Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình trạng khan hiếm nguồn nước hiện nay, việc đánh giá và dự báo nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng là cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước. Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình CROPWAT để xác định nhu cầu sử dụng nước của 9 loại cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Ea H’leo trong giai đoạn hiện trạng (2002 - 2022) và dự báo đến năm 2035 theo Kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016; và đến năm 2065 theo kịch bản Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020. Kết quả cho thấy, tổng nhu cầu sử dụng nước của các cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Ea H’leo giai đoạn hiện trạng vào khoảng 420,6 triệu m3/năm, tập trung vào các tháng mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), tổng nhu cầu sử dụng nước của cây trồng đến năm 2035 giảm 5,84 triệu m3/năm (kịch bản RCP 4.5) và tăng 1,53 triệu m3/năm (kịch bản RCP 8.5) so với giai đoạn hiện trạng. Đến năm 2065, tổng nhu cầu nước của cây trồng tăng ở cả hai kịch bản (6,53 triệu m3/năm theo kịch bản RCP 4.5 và 16,04 triệu m3/năm theo kịch bản RCP 8.5). Như vậy dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhu cầu nước của các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu, điều, sầu riêng, bơ có xu hướng tăng lên. Điều này đặt ra một thách thức không hề nhỏ cho các nhà quản lý tại địa phương. Kết quả của nghiên cứu có thể được dùng làm cơ sở để lập kế hoạch tưới phù hợp với đặc điểm của cây trồng, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thích ứng với BĐKH cũng như là tài liệu tham khảo hỗ trợ các nhà ra quyết định trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước hợp lý trên khu vực nghiên cứu.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88535 Thu, 21 Dec 2023 10:04:33 +0700 ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐẾN YẾU TỐ CON NGƯỜI DO LŨ LỤT HẠ LƯU SÔNG BA https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88538 <p>Tác động của lũ lụt rất nghiêm trọng, đặc biệt ở tại các khu vực tập trung kinh tế cũng như dân số của lưu vực. Rủi ro lũ lụt không những gây tác động tới hoạt động kinh tế - xã hội, gây thiệt hại về các loại cây lương thực, đặc biệt hàng năm số người thiêt mạng đối với loại hình thiên tai lũ ngập lụt luôn xảy ra. Bài báo này cung cấp các thông tin về nguy cơ rui ro đối với con người khi thiên tai lũ lụt xuất hiện tại hạ lưu sông Ba. Nghiên cứu trình bày một số kết quả tác động thiệt hại con người tại hạ lưu lưu vực sông Ba cho kịch bản nền (trận lũ XI/2009) và kịch bản lượng mưa tăng 10% và 20% so với kịch bản nền. Kết quả cho thấy rủi ro con người cao ở những khu vực có dân số tập trung cao và khu vực trũng thấp. Tại hạ lưu sông Ba khu vực có tác động về người cao gồm huyện Phú Hòa và thành phố Tuy Hòa. Các kết quả trình bày trong bài báo có thể cung cấp thông tin về tác động tiềm tàng của lũ lụt đến con người tại hạ lưu sông Ba, từ đó hỗ trợ các cơ quan chức năng đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn với loại hình thiên tai này.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88538 Thu, 21 Dec 2023 10:09:33 +0700 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP OTSU TÍNH TOÁN PHẠM VI THIỆT HẠI LŨ LỤT CHO LƯU VỰC SÔNG LAM THÔNG QUA NỀN TẢNG GOOGLE EARTH ENGINE https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88541 <p>Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên thường gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống của con người. Xây dựng bàn đồ ngập lụt góp phần cho con người đưa ra được các giải pháp phù hợp để xử lý các ảnh hưởng tàn phá của lũ lụt. Các phương pháp xây dựng bản đồ lụt sử dụng ảnh viễn thám đã nhận được nhiều sự quan tâm và được sử dụng phổ biến trong các thập kỷ gần đây. Bài báo này đề xuất một phương pháp để xây dựng bản đồ ngập lụt cho lưu vực sông Lam trong thời đoạn mưa 2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ngưỡng Otsu và được thực hiện trên nền tảng điện toán đám mây Google Earth Engine để xây dựng bản đồ nước hiện thời, bản đồ ngập lụt từ đó tính được phạm vi thiệt hại lũ lụt cho khu vực nghiên cứu.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88541 Thu, 21 Dec 2023 10:13:45 +0700 THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG MƯA DẠNG LƯỚI CHO MÔ HÌNH THỦY VĂN LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88542 <p>Trong mô hình thủy văn, lượng mưa là yếu tố đầu vào quan trọng để mô phỏng dòng chảy trên lưu vực. Nguồn số liệu mưa được sử dụng nhiều ở nước ta hiện nay là số liệu mưa được đo đạc từ các trạm mặt đất với độ chính xác cao, tuy nhiên số lượng các trạm còn hạn chế, phân bố không đồng đều hoặc một số lưu vực có phần diện tích nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, trên thế giới đã sử dụng một số các sản phẩm mưa dạng lưới được lấy từ mô hình khí tượng toàn cầu hay được phân tích từ dữ liệu ảnh vệ tinh, ảnh radar,… Trong bài báo này, nhóm tác giả áp dụng công thức thực nghiệm và mô hình mạng nơron nhân tạo để tính mưa dạng lưới làm đầu vào cho mô hình thủy văn HEC-HMS trên lưu vực thủy văn Tuyên Quang và so sánh với phương pháp sử dụng mưa được đo ở các trạm. Áp dụng với bộ số liệu đợt của 2 cơn lũ năm 2022 với mưa dạng lưới trên lưu vực Tuyên Quang đạt được kết quả chỉ số NSE cao, cho triển vọng khi sử dụng mưa dạng lưới cho mô hình thủy văn cũng như cho các lưu vực khác.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88542 Thu, 21 Dec 2023 10:17:56 +0700 ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DO BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI CHO KHU VỰC NAM TRUNG BỘ https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88545 <p>Những năm vừa qua, thiên tai đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường, khó dự báo, cảnh báo. Trong đó, với sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có cường độ và quỹ đạo càng phức tạp có xu hướng dịch xuống phía Nam. Quản lý rủi ro thiên tai cần đánh giá mức độ rủi ro thiên tai do bão, ATNĐ để đưa ra những biện pháp ngăn ngừa, phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai gây ra. Bài báo này đưa ra kết quả đánh giá rủi ro thiên tai do bão, ATNĐ chi tiết đến cấp huyện cho các tỉnh thành khu vực Nam Trung Bộ. Với hướng tiếp cận, rủi ro được cấu thành từ ba thành phần: hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Trong đó hiểm họa là thành phần phụ thuộc đặc điểm vật lý của bão, ATNĐ (gió, mưa, nước dâng, sóng), kết hợp mức độ phơi bày là đặc điểm dân cư, đặc điểm kinh tế - xã hội, tính dễ bị tổn thương bao gồm độ nhạy và khả năng thích ứng bao gồm công tác chuẩn bị sẵn sàng, hệ thống ứng phó khẩn cấp, sức mạnh của các hệ thống hỗ trợ xã hội và nguồn lực kinh tế. Theo hướng tiếp cận này với những kết quả chính đạt được là bộ bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do bão, ATNĐ chi tiết đến cấp huyện cho khu vực Nam Trung Bộ, sẽ giúp các đơn vị dự báo trong khu vực thực hiện dự báo và cảnh báo rủi ro thiên tai; là cơ sở giúp các cấp chính quyền trong quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kế hoạch phòng thiên tai ở địa phương.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88545 Thu, 21 Dec 2023 10:22:02 +0700 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NOAH - MP DỰ BÁO ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88546 <p>Mô hình Noah-MP là mô hình bề mặt, được thiết kế để mô phỏng quá trình cân bằng năng lượng và nước ở bề mặt, bao gồm cả chương trình được kết hợp và không kết hợp với mô hình khí quyển, ở các quy mô không gian khác nhau, từ quy mô địa phương tới quy mô toàn cầu, và quy mô thời gian từ dưới ngày tới quy mô thập kỉ. Bài báo bước đầu nghiên cứu ứng dụng mô hình Noah - MP để thử nghiệm dự báo các điều kiện khí tượng nông nghiệp (KTNN) vùng Đồng bằng sông Hồng với hạn dự báo 1 - 3 tháng ở độ phân giải 3 km x 3 km, bao gồm các yếu tố: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí, độ ẩm đất. Kết quả dự báo cho thấy: Nhiệt độ trung bình có xu thế tăng từ Tây sang phía ven biển phía Đông; Phân bố lượng mưa không đồng đều theo các tháng, mưa lớn tập trung vào các tháng mùa hè; Độ ẩm không khí không có sự khác biệt nhiều giữa các vùng trong khu vực, độ ẩm thấp nhất xảy ra trong các tháng mùa đông; Dự báo độ ẩm đất phía Tây khu vực thấp hơn phía Đông, độ ẩm đất cao vào các tháng mùa thu và đầu đông, thấp hơn vào mùa xuân và hè. Kết quả nghiên cứu của bài báo sẽ là cơ sở để xây dựng bản tin dự báo KTNN phục vụ xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88546 Thu, 21 Dec 2023 10:26:26 +0700 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ SỐ PHÁT THẢI CACBON ĐEN TỪ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN: ỨNG DỤNG ĐIỂN HÌNH TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN TẠI TỈNH QUẢNG NINH https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88547 <p>Hệ số phát thải là thông số quan trọng trong các tính toán mức phát thải phục vụ kiểm kê phát thải. Hiện nay, dữ liệu về bộ hệ số phát đặc trưng quốc gia của các ngành công nghiệp tại Việt Nam còn rất thiếu, đặc biệt là với cacbon đen là thông số ô nhiễm không khí gây nhiều tác động bất lợi đến chất lượng không khí và sự nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định hệ số phát thải cacbon đen từ lò hơi nhà máy nhiệt điện đốt than tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng kết quả quan trắc thực địa và kết quả điều tra, khảo sát. Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu về nguyên liệu, sản lượng, công nghệ sản xuất và xử lý khí thải từ 03 nhà máy nhiệt điện than tại Quảng Ninh gồm NĐ01, NĐ02 và NĐ03 kết hợp với kết quả quan trắc 21 mẫu cacbon đen (Black cacbon - BC) trong bụi PM2.5 tại mỗi nhà máy. Số liệu nồng độ cacbon đen và các số liệu khác về đặc trưng của khí thải, đặc trưng nhiên liệu đầu vào và hoạt động sản xuất được dùng để tính hệ số phát thải cacbon đen. Hệ số phát thải cacbon đen có kiểm soát từ lò hơi nhà máy nhiệt điện NĐ01, NĐ02 và NĐ03 (mg/tấn than) lần lượt là 610,9; 824,2; 132,4; theo lượng điện thành phẩm đầu cực (mg/MWh) là 295; 501; 64,0 và theo nhiệt trị của than (mg/GJ) là 28,5; 44,7; 9,21.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88547 Thu, 21 Dec 2023 10:31:32 +0700 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KHU VỰC VÀ CÁC NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88548 <p>Báo cáo trình bày việc sử dụng phương pháp đánh giá tổn thương của IPCC để đánh giá tác động của thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu theo khu vực vùng ở cấp độ xã và theo các ngành theo cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả theo không gian, tác động cao nhất ở Huyện Bình Chánh, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức. Về mức dễ bị tổn thương do thiên tai, Quận 12, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè dễ bị tổn thương nhất. Đánh giá tác động của BĐKH lên các ngành, các khu vực dựa trên mục đích sử dụng đất và cơ cấu kinh tế của Thành phố. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ tác động lên ngành dịch vụ thấp, nhưng do dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thành phố chiếm tỉ trọng lớn nên dịch vụ là ngành bị tác động cao hơn so với các ngành còn lại theo cơ cấu kinh tế.</p> Bản quyền (c) https://vjol.info.vn/index.php/TCKHBDKH/article/view/88548 Thu, 21 Dec 2023 10:36:20 +0700