NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SUY THOÁI DIỆN TÍCH PHỦ CỦA CÁC HỆ SINH THÁI ĐIỂN HÌNH BIỂN PHÚ QUỐC THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

  • Đào Hương Giang
  • Ngô Thị Bích Ngọc
  • Bạch Quang Dũng
Từ khóa: Hệ sinh thái, suy thoái hệ sinh thái, Biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tóm tắt

Phú Quốc là một đảo lớn nằm ở biển Tây Nam Bộ. Vùng biển đảo Phú Quốc nhạy cảm về an ninh quốc phòng và giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH, NBD) làm các hệ sinh thái (HST) như rạn san hô (RSH), thảm cỏ biển (TCB), rừng ngập mặn (RNM) bị suy thoái nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp trọng số để định lượng hóa tác động của các nguyên nhân gây suy thoái các HST như các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và BĐKH, NBD. Phương pháp được thực hiện gồm 3 bước sau: (1) Xác định nguyên nhân gây suy thoái; (2) Xác định trọng số cho các nguyên nhân và mức độ suy thoái ứng với 1 trọng số; và (3) Tính mức độ suy thoái HST theo trọng số và thời gian dự báo. Việc dự báo mức độ suy thoái HST tiêu biểu của Phú Quốc được thực hiện theo kịch bản BĐKH RCP 4.5 (kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp) và RCP 8.5 (kịch bản nồng độ khí nhà kính cao) cho năm 2050. Kết quả như sau: RNM suy thoái 19,2% theo kịch bản RCP4.5 và 22,4% theo kịch bản RCP8.5, TCB suy thoái 16,8% theo kịch bản RCP4.5 và 21,6% theo kịch bản RCP8.5, RSH suy thoái 21,12%  theo kịch bản RCP4.5 và 24,96% theo kịch bản RCP8.5. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu khoa học, phục vụ cho việc tính toán thiệt hại kinh tế do suy thoái HST dưới tác động của BĐKH, NBD và đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý các HST hiệu quả trong bối cảnh BĐKH.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-21