Nghiên cứu khoanh vùng khu vực dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn tại tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh nước biển dâng

  • Lê Ngọc Tuấn
  • Đậu Văn Hùng
  • Nguyễn Thế Hùng
  • Lê Quang Toại
Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương; Khả năng thích ứng; Xâm nhập mặn; Nước biển dâng.

Tóm tắt

Bằng phương pháp chỉ số, nghiên cứu nhằm mục tiêu khoanh vùng các khu vực dễ bị tổn thương (DBTT) do xâm nhập mặn (XNM) trên cơ sở đánh giá sự phơi nhiễm, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng (KNTU) với XNM tại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030, chỉ ra các khía cạnh, nguồn lực, đối tượng, khu vực đáng quan tâm, các nguyên nhân chi phối (các mắt xích khiếm khuyết) của hệ thống–đóng góp cơ sở quan trọng để xây dựng các giải pháp ứng phó phù hợp. Chỉ số DBTT do XNM (V) hiện ở mức trung bình, chi phối chủ yếu bởi chỉ số KNTU (AC), chỉ số nhạy cảm (S) trong mối quan hệ với chỉ số phơi nhiễm (E) khác nhau giữa các khu vực, đồng thời phản ánh tính ưu tiên trong hoạch định các giải pháp ứng phó. Đến năm 2030, trong bối cảnh gia tăng chỉ số E do nước biển dâng (NBD), việc quy hoạch hợp lý kinh tế–xã hội (KTXH), đặc biệt trong phát triển nông nghiệp góp phần đáng kể trong giảm thiểu chỉ số S; cùng với sự tăng cường chỉ số AC thông qua đầu tư, cải thiện các nguồn lực về con người, tài chính, vật chất và xã hội ở cấp cộng đồng cũng như chính quyền địa phương… đóng góp tích cực cho mục tiêu giảm thiểu chỉ số V–kỳ vọng đạt mức thấp. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-28