NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHE BÓNG, HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI SẾN TRUNG (HOMALIUM HAINANENSE) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

  • Phương Văn Nguyễn
Từ khóa: Ảnh hưởng phân bón, độ che bóng, giá thể, cây Sến trung.

Tóm tắt

Sến trung (Homalium hainanense) loài cây bản địa có giá trị về gỗ, tạo cảnh quan, còn được sử dụng để trồng rừngphục hồi rừng tự nhiên [1]. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang thực hiện các chương trìnhdự án lâm nghiệp về trồng rừng, phục hồi rừng bằng việc lựa chọn các loài cây bản địa phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương. Nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả như sau: độ che bóng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Sến trung ở giai đoạn vườn ươm, trong khi hỗn hợp ruột bầu lại có ảnh hưởng, cụ thể: bón phân super lân có hàm lượng 3 hoặc 4% cho sinh trưởng chiều cao và đường kinh gốc tốt nhất; phân chuồng hoai có tỷ lệ 10% hoặc 20% sẽ có tác động đến sinh trưởng chiều cao, tỷ lệ phân chuồng hoai 20% hoặc 30% cho sinh trưởng đường kính gốc tốt nhất của Sến trung. Đây là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào các mô hình sản xuất giống loài Sến trung phục vụ công tác trồng rừng và phục hồi rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-12-25