Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN <p><strong>Chuyên san của Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ</strong></p> Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ vi-VN Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2354-1105 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN KẾT GIỮA SELEN VÀ COVID-19 https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65285 <p>Bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19) được gọi là hội chứng hô hấp cấp do một loại virus có tên là coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây ra, được phát hiện năm 2019 nhưng hiện đang lây lan nhanh chóng, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới, dẫn đến hàng triệu người tử vong. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể có thể quyết định một phần giảm nguy cơ mắc phải và kết quả hồi phục của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Selen là một trong những nguyên tố vi lượng chính cần thiết cho cơ thể với nhiều hoạt tính quan trọng trong hỗ trợ tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa nhiễm virus, đặc biệt là selen ở dạng nano. Mục đích của bài viết này nhằm tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới đến thời điểm hiện tai về vai trò của selen và nano selen trong cuộc chiến chống COVID-19. Từ đó cung cấp thêm cơ sở lý luận cho những nghiên cứu trong tương lai về ứng dụng selen và nano selen trong phòng và điều trị COVID- 19.</p> Nguyễn Thị Liễu, Lê Thị Huyền, Võ Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Thị Dung Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2022-02-15 2022-02-15 4 1 1 CHẨN ĐOÁN COVID-19 QUA X-QUANG LỒNG NGỰC BẰNG MÔ HÌNH HỌC SÂU https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65288 <p>Do đại dịch Coronavirus 2019 (COVID-19) đã để lại những hậu quả tàn khốc trên toàn thế giới, một quy trình chẩn đoán sàng lọc hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho ngành y tế cộng đồng và ngăn chặn dịch bệnh. Nghiên cứu này giới thiệu một quy trình tinh chỉnh cho việc huấn luyện các mô hình dự đoán học sâu để phát hiện COVID-19 từ ảnh chụp X-quang lồng ngực, cũng như chính các kết quả mô hình thu được. Quy trình này bao gồm nhiều kỹ thuật để tránh tình trạng mô hình quá khớp và tối ưu hóa các kết quả dự đoán, chẳng hạn như tăng dữ liệu, tối ưu hóa Bayes để điều chỉnh siêu thông số, chọn trị số hiệu suất phù hợp và dừng sớm trong quá trình huấn luyện mô hình. Trên tập dữ liệu COVID-XRay-5K v3, ba kiểu mô hình ResNet50, NASNet-A-Mobile và Xception đã đạt được chỉ số AU-PRC là 0,9773, 0,9633 và 0,9003; và AU-ROC lần lượt là 0,9940, 0,9964 và 0,9812. Ở độ nhạy 98%, chúng duy trì độ đặc hiệu cao là 97,53%, 97,60% và 86,00%. Với hiệu suất như vậy, các mô hình học sâu này là những công cụ đầy hứa hẹn để hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại đại dịch.</p> Võ Trí Nhân, Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Phương Nam, PGS. TS. Phạm Thị Thu Hiền, TS. Lê Thanh Hải Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2022-02-15 2022-02-15 4 16 16 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT, THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG VÀ CẤP PHÉP ĐĂNG KÝ, SỬ DỤNG VACCINE COVID-19 TẠI VIỆT NAM https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65289 <p>Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật về các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm lâm sàng và cấp phép đăng ký, sử dụng vaccine COVID-19 tại Việt Nam trong trường hợp cấp bách, làm rõ thực trạng về việc thực hiện các quy định pháp luật cũng như đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này.</p> Trần Linh Huân, Nguyễn Phước Thạnh Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2022-02-15 2022-02-15 4 23 23 Chiến dịch tiêm chủng Vaccine Covid-19 tác động đến tỷ lệ tử vong - Bài học từ thế giới https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65639 <p>Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (COVID-19) do SARS-CoV-2 gây ra đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất, tinh thần và các khía cạnh khác của xã hội. Các nước trên thế giới đã và đang ban hành các chính sách và khuyến cáo nhằm giảm thiểu khả năng lây nhiễm của vi-rút SARS-CoV-2. Để đánh giá mối tương quan giữa chính sách của các quốc gia và các yếu tố dịch tễ, nghiên cứu đã sử dụng tài liệu chính thống và dữ liệu thứ cấp từ năm quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Israel, Ấn Độ và Singapore. Dựa trên phân tích tương quan và trực quan hóa bằng biểu đồ heatmap, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ tiêm chủng và các yếu tố dịch tễ ảnh hưởng đến số ca nhiễm mới và số ca tử vong. Từ đó, liên hệ đến chương trình tiêm chủng tại Việt Nam và đề xuất phương hướng cho quá trình hậu phong tỏa, tái mở cửa nền kinh tế quốc gia.</p> Do Binh Minh, Nguyen Du Thien, Le Nguyen Thien Han, Le Thi Ngoc Tam, Nguyen Quang Duc, Nguyen Thi Bao Anh, Nguyen Minh Hien Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2022-02-23 2022-02-23 4 31 31 MÔ HÌNH ĐỘNG VẬT GẶM NHẤM TRONG NGHIÊN CỨU VACCINE COVID-19 https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65647 <p>Đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu, gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế. Số lượng tử vong vì bệnh luôn ở mức cao và có dấu hiệu tăng vì sự xuất hiện của những biến chủng mới. Việc nghiên cứu cơ chế bệnh và phát triển vaccine điều trị bệnh có đóng góp rất lớn của những mô hình động vật, đặc biệt là mô hình động vật gặm nhấm được gây nhiễm SAR-CoV-2. Những mô hình được sử dụng phổ biến bao gồm chuột biến đổi gen (K18-hACE2, Ad-hACE2), Syrian Hamster, chồn sương. Chúng biểu hiện những triệu chứng giống trên người khi được gây nhiễm như viêm phổi, suy hô hấp, thở khó. Bên cạnh đó, những thử nghiệm vaccine tiền lâm sàng trên mô hình động vật gặm nhấm cũng cho ra kết quả khả quan, từ đó tạo tiền đề cho việc đưa ra thử nghiệm lâm sàng và lâm sàng.</p> Văn Đức Huy Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2022-02-23 2022-02-23 4 45 45 SARS-COV-2 LUÔN THAY ĐỔI: CHÚNG TA HIỂU GÌ VỀ CÁC BIẾN CHỦNG MỚI HIỆN NAY? https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65649 <p>Bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) công bố trở thành đại dịch toàn cầu từ ngày 11/03/2020. Chỉ trong đợt dịch thứ 4 tại nước ta đã có 58/63 tỉnh thành ghi nhận có ca lây nhiễm, trong đó TP. Hồ Chí Minh hiện đang dẫn đầu cả nước về số ca (với hơn 342 nghìn ca mắc và hơn 12 nghìn ca tử vong, tính tới ngày 02/08). Dịch bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại và gợi lên nhiều nỗi lo, mối quan ngại trong cộng đồng. Bài viết này được soạn thảo nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất dưới góc độ khoa học về đại dịch. Nội dung bài viết bao gồm thông tin về các biến chủng nguy hiểm, đặc biệt là biến chủng được nhắc đến nhiều nhất gần đây - Delta. Ngoài ra bài viết cũng đề cập đến thời gian tồn tại của virus trong các môi trường khác nhau, nêu ra các triệu chứng và phương pháp phòng lây nhiễm cụ thể, với hi vọng có thể giải đáp các thắc mắc thường gặp của cộng đồng liên quan đến chủ đề này bằng thông tin từ các công bố khoa học mới nhất.</p> Lê Phúc Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Trâm Anh, Phạm Hoài Bảo, Trần Văn Luân, Hà Thị Thanh Hương và Huỳnh Chấn Khôn Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2022-02-23 2022-02-23 4 51 51 SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ HỘI CHỨNG COVID KÉO DÀI: TỔNG QUAN https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65692 <p>Đại dịch COVID-19 đã gây nên một cơn khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu. Khi đại dịch xảy ra, cuộc sống của mọi người bị ảnh hưởng nhiều khía cạnh, con người phải đối mặt với nhiều nỗi sợ, mức độ căng thẳng gia tăng, sự kiệt quệ là điều dễ hiểu. Chính vì vậy các vấn đề sức khỏe tâm thần được ghi nhận cao hơn bình thường ở nhiều quốc gia là điều có thể dự đoán trước. Với những bệnh nhân mắc COVID-19, sức khỏe của họ không chỉ bị ảnh hưởng trong khi mắc bệnh mà tác động thậm chí còn kéo dài sau khi khỏi bệnh, “Hội chứng COVID kéo dài” là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng này. Ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 đến sức khỏe tâm thần cũng như sức khỏe thể chất đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu nhưng hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy chúng tôi tiến hành tổng hợp các nghiên cứu, bài báo có liên quan đến những vấn đề này để làm rõ tác động của COVID-19 trước, trong và sau khi nhiễm, cung cấp cái nhìn toàn diện, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị giúp nâng cao sức khỏe tâm thần và thể chất của người dân, kể cả sau họ đã khỏi bệnh</p> Phạm Quang Anh, Nguyễn Ngọc Yến Linh, Trần Nguyên Thảo Nhi, Lương Nguyễn Thiện Ý, Nguyễn Trung Nghĩa Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 4 60 60 TIÊN LƯỢNG MỨC ĐỘ TRẦM TRỌNG CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM COVID-19 BẰNG CHỈ SỐ CD24-CSF1R https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65701 <p>Bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19) do coronavirus 2 gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng và đang là đại dịch toàn cầu. Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng; tuy nhiên, những bệnh nhân nặng vẫn phải đối mặt với nguy cơ tổn thương tạng, thậm chí tử vong. Do tiến triển nặng bất thường và các biến chứng hô hấp không dự đoán trước, hệ thống chăm sóc sức khỏe trở nên quá tải. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm chỉ thị dự đoán mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Dữ liệu lâm sàng và biểu hiện gen của 126 bệnh nhân được lấy từ Gene Expression Omnibus database. Dữ liệu thô được xử lý bằng phương pháp Transcripts Per Million (TPM) và được chuyển thành log2 (TPM + 1). Đồ thị Violin, Kaplan-Meier plot, ROC curve và phân tích hồi quy tỷ lệ Cox được thực hiện để đánh giá giá trị tiên lượng của chỉ số đã thiết lập. Kết quả cho thấy, chỉ số CD24-CSF1R dự đoán chính xác bệnh nhân chuyển vào ICU với AUC là 0,8524. Bệnh nhân có chỉ số cao có số ngày không thở máy ít hơn. Chỉ số này có khả năng tiên lượng tốt đối với nguy cơ dùng máy thở. Tóm lại, chúng tôi đã chứng minh chỉ số CD24-CSF1R có thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân COVID-19, từ đó giúp cải thiện hiệu quả phân tầng mức độ nặng của bệnh nhân.</p> Nguyễn Tấn Thanh Giang, Lê Tâm Vy, Nguyễn Thành Đạt, Trương Ngọc Minh, Ngô Thanh Vân, Nguyễn Minh Nam Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2022-02-24 2022-02-24 4 74 74 VẮC – XIN COVID-19: BẢO HỘ SÁNG CHẾ VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG https://vjol.info.vn/index.php/TRUNGTAMPTKHCN/article/view/65710 <p>Vắc – xin Covid-19 đã được nghiên cứu phát triển và ứng dụng rộng rãi trên phạm vi thế giới. Đây là thành quả của quá trình lao động sáng tạo của các chủ thể trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm. Pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với vắc – xin Covid-19 dưới dạng sáng chế, cho phép chủ sở hữu được khai thác trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích cộng đồng mà đặc biệt là quyền tiếp cận dược phẩm, quy định pháp luật về bảo hộ vắc – xin Covid-19 có những đặc trưng riêng. Từ đó, người dân từ các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển có cơ hội tốt hơn trong việc tiếp cận sản phẩm này. Bài viết phân tích khả năng bảo hộ vắc – xin Covid-19 theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ và những giới hạn bảo hộ nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng.</p> Nguyễn Phương Thảo Bản quyền (c) 2022 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ 2022-02-24 2022-02-24 4 88 88