Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh ở người dân tộc thiểu số xã Long Sơn, huyện Đăk Mil, Đăk Nông, năm 2019.

  • Tống Ngọc Lâm
  • Đặng Thành
  • Bùi Thị Tú Quyên
Từ khóa: Nhà tiêu hợp vệ sinh, dân tộc thiểu số, Đăk Nông, yếu tố liên quan.

Tóm tắt

* Thông tin chung: Tăng độ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh ở hộ gia đình là một trong những giải pháp cải thiện môi trường sống, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 12/2018 đến tháng 8/2019, đối tượng là chủ hộ dân tộc thiểu số từ các tỉnh phía Bắc di cư tự do vào tỉnh Đăk Nông.

* Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

* Kết quả, bàn luận: Tỷ lệ dân tộc thiểu số tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh 38,8%, thấp hơn nghiên cứu tại Vĩnh Phúc (48,7%), nhưng cao hơn so dân tộc bản địa ở Tây Nguyên. Yếu tố liên quan tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh gồm trình độ học vấn, kinh tế gia đình, quyết định của chủ hộ là nữ.

* Kết luận, kiến nghị: Tỷ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số tiếp cận nhà tiêu hợp vệ sinh dưới 40,0%. Cần tăng cường phổ biến, giáo dục lợi ích sử dụng nhà vệ sinh với sức khỏe.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-14
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU