Kiến thức, thái độ về quản lý vệ sinh kinh nguyệt của học sinh nữ 10-18 tuổi

  • Tú Quyên Bùi Thị
  • Đình Hiệp Phan
  • Ngọc Bùi Thị
  • Ngân Nguyễn Thị
  • Minh Thi Lê
Từ khóa: kiến thức, thái độ, vệ sinh kinh nguyệt, học sinh nữ.

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quản lý vệ sinh kinh nguyệt là một vấn đề thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em gái. Tại Việt Nam, nghiên cứu về quản lý vệ sinh kinh nguyệt chưa có nhiều. Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức và thái độ về quản lý vệ sinh kinh nguyệt của học sinh nữ 10-18 tuổi.

Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng thực hiện trên 494 học sinh nữ. Nghiên cứu định tính thực hiện 7 thảo luận nhóm và 14 phỏng vấn sâu đối với giáo viên và học sinh tại 7 trường của  Hà Nội và Quảng Bình năm 2021.

Kết quả: nghiên cứu cho thấy gần 2/3 học sinh (64,6%) có kiến thức về vệ sinh kinh nguyệt đạt yêu cầu/hoặc ở mức độ “đạt”, trong đó kiến thức này đạt mức trung bình là 40,9% và tốt là 23,7%.  Chỉ có 1,6% học sinh tiểu học có kiến thức tốt về quản lý vệ sinh kinh nguyệt. Đa số có thái độ kém hoặc mức trung bình với kinh nguyệt và quản lý vệ sinh kinh nguyệt (98,2%). Tỷ lệ học sinh tự tin ở trường khi có kinh nguyệt là rất thấp (1,6%). Có sự khác biệt về kiến thức, thái độ và mức độ tự tin về quản lý vệ sinh kinh nguyệt theo khu vực, dân tộc, và theo cấp học. Học sinh còn có các quan niệm cơ thể phụ nữ khi hành kinh là ‘bẩn’ và cho rằng cần kiêng kị một số hoạt động khi hành kinh tại cộng đồng.

Kết luận và Khuyến nghị: Cần nâng cao kiến thức và thái độ của học sinh về quản lý vệ sinh kinh nguyệt, chú trọng đối tượng học sinh tiểu học và học sinh khu vực nông thôn. Nhà trường, thầy cô và phụ huynh chú trọng cải tạo nhà vệ sinh tại trường học và chú ý đảm bảo nước và xà phòng tại nhà vệ sinh của trường, tạo môi trường thân thiện và tăng tự tin cho học sinh nữ khi ở trường.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-14
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU