Thực trạng phơi nhiễm với quảng cáo thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên 15-24 tuổi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - 10.53522/ytcc.vi57.T211109

Lê Thị Thanh Hương, Lê Minh Đạt, Nguyễn Lương Hiền, Nguyễn Phương Anh, Đỗ Ngọc Sơn, Đinh Thị Phương Nga, Lê Vũ Anh

Tóm tắt


Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu thực trạng phơi nhiễm với quảng cáo thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên 15-24 tuổi năm 2020.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp định tính, áp dụng phương pháp KISH để chọn 1.211 thanh thiếu niên 15-24 tuổi tại hộ gia đình thuộc địa bàn một quận nội thành và một huyện ngoại thành tại mỗi thành phố. Sáu cuộc phỏng vấn sâu, bốn cuộc phỏng vấn nhóm và hai thảo luận nhóm được thực hiện.

Kết quả: Có 73,2% đối tượng nghiên cứu từng bị phơi nhiễm ít nhất một lần với ít nhất một nguồn quảng cáo thuốc lá điện tử trong vòng 30 ngày tính tới thời điểm điều tra. Nguồn phơi nhiễm lớn nhất là mạng xã hội (45%), tiếp đó là tại các cửa hàng, siêu thị, điểm bán lẻ (33,4%), đọc báo mạng/báo giấy (25,2%). Có 12,1% được nhân viên tiếp thị mời dùng thử các sản phẩm TLĐT. Các đặc điểm quảng cáo thuốc lá điện tử thường là màu sắc hấp dẫn (30,9%), hình ảnh bắt mắt (31,3%). Có 13,6% thấy người nổi tiếng tham gia quảng cáo thuốc lá điện tử.

Kết luận: Mạng xã hội là nguồn phơi nhiễm chủ yếu nhất của thanh thiếu niên đối với quảng cáo thuốc lá điện tử. Cần có chính sách quản lý nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn tình trạng phơi nhiễm của giới trẻ với quảng cáo thuốc lá điện tử trên các kênh khác nhau, đặc biệt là qua mạng xã hội, chú trọng tới những người nổi tiếng.

Từ khóa


phơi nhiễm, quảng cáo, thuốc lá điện tử, thanh thiếu niên, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


McBride DL. E-Cigarette Use by Children Increasing. Journal of Pediatric Nursing. 2014;29:92-93.

Backinger CL. Youth use of electronic cigarettes. Florence: US Food and Drug Administration;2017.

US Food and Drug. 2018 NYTS Data: A Startling Rise in Youth E-cigarette Use. 2018; https://www.fda.gov/tobacco-products/youth-and-tobacco/2018-nyts-data-startling-rise-youth-e-cigarette-use. Accessed August 9, 2020.

Marynak K, Gentzke A, Wang TW, Neff L, King BA. Exposure to Electronic Cigarette Advertising Among Middle and High School Students — United States, 2014–2016. MMWR. 2018;67(10):294-299.

Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Vol Luật số 09/2012/QH13. Hà Nội: Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam; 2012.

Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Luật Quảng cáo. Vol Luật số 16/2012/QH13. Hà Nội: Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam; 2012.

Đoàn Thị Thùy Dương, Đào Quang Tiến, Lê Thu Giang, Phí Quỳnh Trang. Lý do và quan điểm về sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm thanh niên có sử dụng thuốc lá điện tử ở Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Sức khỏe và Phát triển. 2018;2(1):97-104.

Statista. Prevalence of e-cigarette usage in England in 2018, by gender. 2020; https://www.statista.com/statistics/1091057/prevalence-of-e-cigarette-usage-in-england/. Accessed August 9, 2020.

Wagoner KG, Reboussin DM, King JL, Orlan E, Ross JC, Sutfin EL. Who Is Exposed to E-Cigarette Advertising and Where? Differences between Adolescents, Young Adults and Older Adults. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(14):2533.

Kim M, Popova L, Halpern-Felsher B, Ling PM. Effects of e-Cigarette Advertisements on Adolescents’ Perceptions of Cigarettes. Health Communication. 2019;34(3):290-297.