Gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong do phơi nhiễm dài hạn với bụi PM2,5 ở người trưởng thành tại Hà Nội năm 2019

Lê Tự Hoàng, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vũ Trí Đức, Nguyễn Thị Nhật Thanh, Ngô Xuân Trường, Đỗ Vân Nguyệt, Lưu Tiến Kiên, Nguyễn Thị Phương Nhung, Vũ Hoài Thu, Nguyễn Hà Đan Quế, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Thị Trang Nhung

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi58.T210705

Ngày nhận bài: 05/07/2021

Ngày gửi phản biện: 12/07/2021

Ngày duyệt bài: 15/03/2022


Đặt vấn đề: Hàng năm, thế giới có khoảng 7 triệu người chết do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí, trong đó phần lớn là các ca tử vong do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí ngoài trời. Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí là một trong năm nguyên nhân môi trường hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm. Nghiên cứu này tiến hành nhằm tính toán gánh nặng bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm dài hạn với PM2,5 tại Hà Nội.

Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng mô hình ước tính toàn cầu về tử vong (Global Exposure Mortality Model – GEMM) với số liệu đầu vào là số liệu tử vong, số liệu dân số năm 2019 và bản đồ trung bình năm bụi PM2,5 theo từng quận của Thành phố Hà Nội. Mô hình thực hiện trên phần mềm BENMAP-CE để tính toán các kết quả.

Kết quả: trong năm 2019 nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm 2019 tại các ô lưới nằm trong khoảng từ 22,9 µg/m³ đến 39,5 µg/m³. Tỷ suất tử vong sớm ở người trên 25 tuổi do phơi nhiễm với bụi PM2,5 là 35,5/100.000 dân và đóng góp khoảng 12% tổng số ca tử vong ở người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) tại Hà Nội. Kỳ vọng sống bị mất do tử vong sớm liên quan đến phơi nhiễm với bụi PM2,5 là 908 ngày tức giảm khoảng 2,84 tuổi. Tỷ suất số năm sống bị mất là 992,5 năm trên 100.000 dân.

Kết luận: Nghiên cứu này chỉ ra rằng Hà Nội cần tiến hành các biện pháp cấp thiết nhằm cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó việc xây dựng chiến lược thực hiện các nghiên cứu đánh giá tác động dài hạn của ô nhiễm không khí xung quanh đến sức khỏe trên toàn bộ Việt Nam là cấp thiết.

 

Từ khóa


bụi PM2,5, gánh nặng bệnh tật, tử vong, người trưởng thành

Toàn văn:

PDF