Thực trạng hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Trạm y tế xã của một huyện tỉnh Nghệ An

Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Hiền Lương, Hồ Thị Hiền, Phan Nguyễn Hoàng Mai, Lê Thị Thanh Nhàn, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Mai Anh, Bùi Linh Chi

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi62.03

Ngày nhận bài: 03/01/2023

Ngày gửi phản biện: 10/02/2023

Ngày duyệt bài: 15/03/2023

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) có nhiều ưu điểm như hiệu quả cho người khuyết tật (NKT) và gia đình, tiết kiệm được nguồn lực y tế, và đặc biệt phù hợp với những nước đang phát triển1,2. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do cơ sở vật chất hạn chế, nhân lực PHCNDVCĐ còn thiếu rất nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu phục hồi chức năng (PHCN) của NKT. Thanh Chương là huyện đã triển khai hoạt động PHCNDVCĐ tại trạm y tế xã cho NKT, kết hợp với dự án nạn nhân chất độc hóa học Dioxin. Nhiệm vụ của cán bộ y tế xã tham gia vào chương trình PHCNDVCĐ theo phân công là khá nhiều3, tuy nhiên chưa có phân công công việc này cụ thể cho họ tại trạm y tế xã. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng hoạt động PHCNDVCĐ tại trạm y tế xã, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An năm 2022. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, định lượng kết hợp với định tính, thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2021 đến tháng 8/2022. Số liệu định tính được phân tích theo chủ đề không sử dụng phần mềm. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ, nhóm tuổi từ 30-49 tuổi chiếm ½ đối tượng nghiên cứu, chuyên ngành học chủ yếu là điều dưỡng, y đa khoa, không có cán bộ nào học chuyên ngành PHCN. Mức độ thực hiện và mức độ tự tin thực hiện các nhiệm vụ tương đồng với nhau. Trong 8 nhiệm vụ của trạm y tế thì có 3 nhiệm vụ đã được thực hiện ở 38 xã ở các mức độ khác nhau bao gồm lập hồ sơ quản lý, phân loại NKT và báo cáo chuyển NKT lên tuyến trên. Tuy nhiên các hoạt động này đều không thực hiện đúng, đủ và cũng không có mẫu danh sách NKT. Cần xem xét lại danh mục hoạt động và có chính sách hỗ trợ PHCNDVCĐ tại tuyến cơ sở cho phù hợp với thực tế, đặc biệt cần có cán bộ y tế phụ trách PHCNDVCĐ để hoạt động PHCNDVCĐ tận dụng được mọi nguồn lực, triển khai đầy đủ các hoạt động, nhiệm vụ của chương trình giúp cho NKT hòa nhập cộng đồng, giảm bớt áp lực trong việc chăm sóc NKT của người chăm sóc.


Từ khóa


PHCNDVCĐ, trạm y tế, phục hồi chức năng, người khuyết tật

Toàn văn:

PDF