Đặc điểm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật theo chương trình tại khoa phẫu thuật tiêu hóa Gan Mật Tụy, bệnh viện Bạch Mai

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.120.10

  • Nguyen Thi Thu Ha
  • Nguyễn Mai Hoa
  • Vũ Thùy Dung
  • Nguyễn Thu Minh
  • Nguyễn Quỳnh Hoa
  • Nguyễn Hoàng Anh
  • Nguyễn Ngọc Hùng
  • Dương Đức Hùng
Từ khóa: Kháng sinh dự phòng, nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật tiêu hóa gan mật tụy

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm bệnh nhân (BN), đặc điểm sử dụng kháng sinh (KS) trên BN phẫu thuật (PT) theo chương trình tại khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Gan Mật Tụy (PTTHGMT), Bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang lựa chọn toàn bộ hồ sơ bệnh án của BN mổ phiên trong tháng 12 năm 2020 tại khoa PTTHGMT.

Kết quả: 171 BN được đưa vào nghiên cứu, tuổi chủ yếu từ 16 – 66 (80,1%); 50,3% BN có bệnh lý mắc kèm, chủ yếu là tăng huyết áp, bệnh lý về gan, dạ dày. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) phổ biến nhất là điểm ASA ≥ 3. Trong ngày PT, chỉ 27,5% BN được đưa mũi KS đầu tiên trong vòng 120 phút trước thời điểm rạch da. Phác đồ KS được lựa chọn chủ yếu là cefoxitin hoặc cefoperazon/sulbactam sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với metronidazol hay ciprofloxacin. Trong đó, chỉ có phác đồ cefoxitin đơn độc được đánh giá phù hợp với khuyến cáo KSDP của Hiệp hội Dược sỹ bệnh viện Hoa Kỳ (ASHP), chiếm 48,0%. Chỉ 11,1% BN được ngừng KS tại bệnh viện trong vòng 24 giờ; 59,1% BN được kéo dài KS hơn 4 ngày sau đóng vết mổ.

Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả được đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm sử dụng KS tại khoa PTTHGMT. Những kết quả thu được là tiền đề quan trọng để triển khai phác đồ KSDP tại Khoa với sự phối hợp của các Dược sĩ lâm sàng trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-11
Chuyên mục
BÀI VIẾT