Đánh giá kết quả điều trị trung hạn suy tĩnh mạch mạn tính bằng phương pháp đốt nhiệt nội mạch

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.120.14

  • Lê Nguyệt Minh
  • Vũ Đăng Lưu
  • Nguyễn Xuân Hiền
  • Trần Anh Tuấn
  • Phạm Minh Thông
Từ khóa: Suy tĩnh mạch, đốt laser, đốt sóng cao tần

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau điều trị trung hạn suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng phương pháp đốt nhiệt nội mạch.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng trên những bệnh nhân (BN) được đốt nhiệt nội mạch điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020.

Kết quả: Phân tích 109 BN can thiệp nội mạch với 128 chân (95 chân đốt laser và 33 chân đốt sóng cao tần (RF)), cho thấy tỷ lệ loại bỏ dòng trào ngược trong tĩnh mạch hiển bị suy van là 100%. Tỷ lệ giảm điểm VCSS (venous clinical severity score) sau điều trị là 5,2 ± 2,1, không có sự khác biệt mức độ giảm điểm VCSS giữa 2 nhóm đốt laser và đốt RF (p = 0,139). Có 27 chân ghi nhận biến chứng sau can thiệp (chiếm 21,1%), trong đó phổ biến nhất là thâm da (18,0%), tê bì cẳng chân (2 trường hợp, chiếm tỷ lệ 1,6%) 1 chân bị dị cảm dọc theo tĩnh mạch hiển và 1 ca bị viêm mạch, đáp ứng tốt với kháng sinh, không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng nguy hiểm, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai phương pháp đốt nhiệt nội mạch. Sau thời gian theo dõi trung bình là 14,4 ± 11,9 (từ 1 đến 55 tháng) chỉ nghi nhận 1 trường hợp tái phát (chiếm tỷ lệ 0,8%).

Kết luận: Phương pháp đốt nhiệt nội mạch điều trị suy tĩnh mạch mạn tính cải thiện tốt điểm VCSS, hiệu quả loại bỏ dòng trào ngược 100%, tỷ lệ tái phát trong thời gian theo dõi là 0,8%.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-05
Chuyên mục
BÀI VIẾT