Phân tích thực trạng hoạt động cảnh giác dược tại một số bệnh viện đa khoa ở Việt Nam

https://doi.org/10.52322/jocmbmh.121.09

  • Trần Lê Vương Đại
  • Vũ Phương Thảo
  • Trần Ngân Hà
  • Bùi Thị Ngọc Thực
  • Nguyễn Thu Minh
  • Nguyễn Quỳnh Hoa
  • Nguyễn Hoàng Anh
  • Trần Nhân Thắng
Từ khóa: IPAT, bệnh viện, phản ứng có hại của thuốc, hoạt động cảnh giác dược

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích thực trạng hoạt động cảnh giác dược được thực hiện tại 3 bệnh viện đa khoa giai đoạn 2013 - 2018.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, phân tích hoạt động Cảnh giác Dược tại các bệnh viện thông qua bộ công cụ IPAT (Bộ công cụ đánh giá Cảnh giác Dược dựa trên chỉ số) từ 2013 đến 2018.

Kết quả: Thực trạng cơ cấu tổ chức Cảnh giác Dược tại các bệnh viện khảo sát không đồng đều, đạt điểm từ 6 đến 11. Điểm số đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các biểu mẫu liên quan đều ở mức cao, đạt trên 50% tổng số điểm thực hiện. Trong khi đó, việc triển khai các biểu mẫu báo cáo này và thực hiện các hoạt động nghiên cứu liên quan đến an toàn thuốc vẫn chưa được chú trọng, dao động từ 11,1% đến 44,4%. Thực trạng hoạt động thông tin và truyền thông tại các bệnh viện khảo sát đạt điểm số cao nhất (lần lượt là 100%, 90,9% và 54,5%).

Kết luận: Thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược của 3 bệnh viện đều không đạt điểm tối đa ở cả 5 tiêu chí và mức độ thực hiện không đồng nhất. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả hoạt động Cảnh giác Dược, mỗi bệnh viện cần thúc đẩy sự tham gia và hợp tác của các nhân viên y tế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-05
Chuyên mục
BÀI VIẾT