Khảo sát tác động giảm đau, kháng viêm của cao chiết xuất từ quả Chuối hột rừng (Musa acuminata Colla. Musaceae) trên chuột nhắt trắng

  • Võ Thị Thu Hà
  • Nguyễn Trần Hưng Yên
  • Võ Thế Sang
Từ khóa: Chuối hột rừng, độc tính cấp, kháng viêm, giảm đau, carrageenan.

Tóm tắt

Ở Việt Nam, trong dân gian Chuối hột rừng (Musa acuminata Colla., Musaceae) được sử dụng để điều trị một số bệnh như đau khớp, tiêu chảy, dị ứng... Nghiên cứu này khảo sát sơ bộ thành phần hóa học, xác định độc tính cấp và tác dụng giảm đau, kháng viêm của cao chiết từ quả Chuối hột rừng chín thu hái từ Tây Nguyên. Cao đặc thu được bằng cách ngấm kiệt quả Chuối hột rừng với cồn 60 %. Các nhóm hoạt chất được định tính bằng phương pháp Ciuley. Trong thử nghiệm độc tính cấp, cho chuột uống cao với liều tối đa có thể. Quan sát và ghi nhận sự thay đổi hành vi tổng quát, các tác dụng phụ và tỷ lệ tử vong trong 72 giờ và tiếp tục theo dõi 14 ngày sau khi điều trị. Tác động giảm đau trung ương được khảo sát trên mô hình nhúng đuôi chuột và tác động giảm đau ngoại biên - trên mô hình gây đau quặn bụng bằng axit acetic 1 %. Tác động kháng viêm được khảo sát theo mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan 1 %. Phân tích định tính phytochemical của chiết xuất cho thấy sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học triterpenoid tự do, flavonoid, tannin, proanthocyanosid, saponin, axit hữu cơ, polyuronic. Kết quả cho thấy liều dung nạp tối đa ( ) có thể gây tử vong là 26 g/kg (cao cồn Chuối hột rừng/khối lượng cơ thể chuột). Cao chiết chuối hột rừng liều 1,3 g/kg và 2,6  g/kg có tác động kháng viêm và giảm đau ngoại biên nhưng không có tác động giảm đau trung ương. Kết quả này giúp nghiên cứu sâu hơn các dạng chế phẩm tự nhiên trong hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như viêm xương khớp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-28
Chuyên mục
KHOA HỌC SỨC KHỎE