NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU TỔ HỢP DỰA TRÊN CƠ SỞ CHITOSAN BIẾN TÍNH VÀ POLYPHENOL CHIẾT TÁCH TỪ LÁ SIM

  • Nguyễn Trung Hiếu
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Võ An Quân
  • Nguyễn Thúy Chinh
Từ khóa: Chitosan, sodium tripolyphosphate, polyphenol, glutaraldehyde, sodium citratedehydrate.

Tóm tắt

Trong công trình đã nghiên cứu biến tính chitosan bằng Sodium
tripolyphosphate (STPP) ở các hàm lượng khác nhau (1%, 3% và 5% khối lượng). Sự
biến tính có ảnh hưởng đáng kể đến độ bền cơ học, độ trương và ảnh hưởng nhẹ đến
cấu trúc của chitosan. Kết quả biến tính cho thấy khi sử dụng 3% STPP, màng CS biến
tính có độ bền kéo đứt cao nhất. Do đó, lựa chọn 3% STPP cho các nghiên cứu tiếp
theo. Nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu tổ hợp chitosan biến tính và polyphenol,
qua kết quả IR cho thấy vị trí các pic đặc trưng cho dao động của các nhóm O-H, C-H,
N-H có sự thay đổi nhỏ, cho thấy polyphenol đã bám vào bề mặt chitosan một lượng
đáng kể. Qua hình thái cấu trúc cho thấy các polyphenol đã được bọc/phủ bởi CS, tạo
thành các hạt có kích thước 10µm đến 20µm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-27
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ