CẢNH QUÊ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ĐOÀN VĂN CỪ TRƯỚC CÁCH MẠNG, NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT

  • Nguyễn Thị Thúy Nga
Từ khóa: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Thơ mới, cảnh quê, bút pháp tả thực, bút pháp chấm phá, bút pháp hội họa, kĩ thuật điện ảnh

Tóm tắt

Nguyễn Bính và Đoàn Văn Cừ là hai cây bút xuất sắc của nhóm thơ đồng quê trong phong trào Thơ mới (1932-1945). Thơ các ông, lấy gốc nguồn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và việc bảo tồn những giá trị truyền thống làm cảm hứng chính. Cùng viết về cảnh quê, thơ Nguyễn Bính và thơ Đoàn Văn Cừ có những điểm chung, gặp gỡ và có cả những khác biệt: điểm tương đồng được thể hiện qua cách cảm nhận về bức tranh quê tươi sáng, thơ mộng mà bình dị; sự khác biệt bộc lộ qua tâm thế trữ tình của chủ thể, năng lực cảm thụ, tư duy thơ và bút pháp nghệ thuật. Phân tích và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt ấy, mục đích của chúng tôi là khẳng định sự thú vị, phong phú của mảng thơ viết về quê hương trong Thơ mới và sức hấp dẫn, độc đáo trong sáng tạo thơ ca của hai thi sĩ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-16