SỬ DỤNG “BA MŨI GIÁP CÔNG” TRONG CHỐNG PHÁ CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở KHÁNH HÒA (1961 - 1965)

  • Nguyễn Văn Tuấn

Tóm tắt

Nằm ở vị trí địa chiến lược của khu vực Nam Trung Bộ, Khánh Hòa sớm trở thành địa bàn đóng quân của các sở chỉ huy, các đơn vị quân đội Mĩ và đồng minh. Trong giai đoạn từ 1961 đến 1965, thông qua chiến lược Chiến tranh đặc biệt, được sự viện trợ của Mĩ, Chính quyền Sài Gòn đã tiến hành đồng loạt các chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, ấp chiến lược,... nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh. Trước sức mạnh vượt trội của Mĩ, thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, quân dân Khánh Hòa đã dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy tiềm lực của địa phương, vận dụng sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, đánh thắng từng bước, tiến tới cùng với quân dân cả nước làm thất bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt bằng "ba mũi giáp công": chính trị, quân sự và binh vận. Thắng lợi này đã tạo thế, tạo lực và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để quân dân Khánh Hòa tiếp tục đấu tranh, góp phần làm phá sản các chiến lược chiến tranh tiếp theo của đế quốc Mĩ    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-12-06