CƠ SỞ KINH TẾ CHO SỰ CAI TRỊ CHÍNH TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX

  • Trần Thị Thu Hoài

Tóm tắt

Một sự thống trị chính trị bao giờ cũng phải dựa trên một cơ sở, nền tảng kinh tế. Không có sức mạnh kinh tế, lực lượng cầm quyền không có nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Bài viết tập trung làm rõ cơ sở, nền tảng kinh tế cho sự cai trị chính trị của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bằng bộ máy chính quyền thực dân, thực dân Pháp đã hoạch định và thực thi các chính sách tạo ra nền tảng kinh tế cho sự cai trị chính trị. Đó là chính sách thuế tàn bạo tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách thuộc địa. Đó còn là chính sách cướp đoạt ruộng đất và bóc lột địa tô. Và cuối cùng là chính sách khai thác thuộc địa bóc lột nhân công rẻ mạt nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế tối đa hóa lợi ích cho thực dân Pháp

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-03