QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

  • Nguyễn Phước Thiện, Đồng Thị Thanh Thoan, Phạm Thị Hồng Điệp
Từ khóa: Di cư lao động; Di cư lao động quốc tế; Lao động người nước ngoài; Quản lý nhà nước.

Tóm tắt

Di cư lao động quốc tế là vấn đề của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế; có ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Lao động người nước ngoài (LĐNNN) vào Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt là LĐNNN có tay nghề cao, làm việc ở các vị trí có những yêu cầu/trình độ mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. LĐNNN vào Việt Nam mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đặt ra những thách thức đối với quản lý Nhà nước. Trên cơ sở một số lý thuyết kinh tế học phát triển về di cư lao động quốc tế và ảnh hưởng của các lý thuyết đó đối với việc quản lý và hoạch định chính sách cho lao động nhập cư, bài viết phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với lao động người nước ngoài tại Việt Nam và kiến nghị các biện pháp tăng cường điều tiết, quản lý LĐNNN ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh toàn cầu hoá, đáp ứng mục tiêu phát triển của đất nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-28
Chuyên mục
Bài viết