MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI

  • Vũ Tiến Đức, Nguyễn Ngọc Minh
Từ khóa: Di tích khảo cổ học; Giá trị di sản; Phát triển bền vững

Tóm tắt

Chuyển biến trong nhận thức về phát triển bền vững đã thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá vai trò của các di tích khảo cổ đối với sự phát triển của các cộng đồng, vùng đất và quốc gia. Không phải bản thân di tích khảo cổ mà các giá trị di sản của di tích ngày càng trở thành một nguồn lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa di sản khảo cổ với phát triển bền vững, cùng cách thức bảo tồn, khai thác giá trị di sản khảo cổ phục vụ phát triển bền vững tại một số quốc gia, bài viết là tài liệu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản các di tích khảo cổ học ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-28
Chuyên mục
Bài viết