Hiệu quả phòng trị của một số nhóm hoạt chất kháng sinh và hóa học đối với vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây hoa Vạn thọ (Tagetes papula L.)

  • Huỳnh Ngọc Tâm
  • Tô Lan Phương
  • Lê Uyển Thanh*
Từ khóa: AUDPC, cây hoa Vạn thọ, chỉ số bệnh, oxytetracyline, Ralstonia solanacearum, Streptomycin.

Tóm tắt

Hiệu quả kiểm soát của ba nhóm hoạt chất kháng sinh và hóa học đối với các dòng R. solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây hoa Vạn thọ được đánh giá trong điều kiện in vitro và nhà lưới. Thử nghiệm in vitro trên 10 dòng R. solanacearum sau 72 giờ, kết quả cho thấy nhóm hoạt chất Streptomycin + Oxytetracyline có tác dụng ức chế cao đối với mầm bệnh so với hai nhóm còn lại là Oxytetracyline hydrochloride + Gentamicin sulphate, và Oxolinic acid. Sau đó, nhóm Streptomycin + Oxytetracyline và hai dòng R. solanacearum RM3 và RM4 với đặc điểm ít nhạy cảm nhất với nhóm hoạt chất này được thử nghiệm đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh trong điều kiện nhà lưới. Ở các thời điểm 6, 10, 14, 18 ngày sau khi lây nhiễm bệnh, cả hai nghiệm thức có xử lý nhóm hoạt chất Streptomycin + Oxytetracyline kết hợp lây nhiễm bệnh riêng biệt với RM3 hoặc RM4, đều ghi nhận đạt hiệu quả giảm bệnh tương đối cao, dao động từ 46,7% đến 57,2%. Đồng thời, chỉ số tích lũy bệnh theo thời gian (AUDPC) cũng giảm so với các nghiệm thức chỉ lây nhiễm bệnh với dòng RM3 hoặc RM4. Bên cạnh đó, chỉ số bệnh được ghi nhận giảm so với các nghiệm thức chỉ lây nhiễm bệnh với dòng RM3 hoặc RM4. Nhìn chung, nhóm hoạt chất Streptomycin + Oxytetracyline đã thể hiện được hiệu quả giảm bệnh trong phòng trị bệnh héo xanh do R. solanacearum gây ra trên cây hoa Vạn thọ, và có thể được lựa chọn như một trong những biện pháp phòng trị bệnh này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-20
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU