VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (TỪ TRỜI, PHẬT, THẦN THÁNH VÀ LỄ HỘI ĐỜI NGƯỜI)

  • Nguyễn Hữu Rạng
Từ khóa: Lễ hội, Phật, tâm linh, trời, thần thánh, Truyện Kiều.

Tóm tắt

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi thế hệ người Việt. Tác phẩm là nơi lưu giữ và kết tinh những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc. Một trong số đó phải kể đến là văn hóa tâm linh của người Việt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiến hành tiếp cận tác phẩm Truyện Kiều thông qua việc lý giải những biểu hiện và nhận xét, đánh giá ý nghĩa của bốn dạng thức tâm linh tiêu biểu: Trời - Phật - Thần thánh và Lễ hội đời người. Nguyên lý chung khi Nguyễn Du xây dựng nên các dạng thức này trong tác phẩm nằm ở chỗ tác giả một mặt vừa khẳng định tâm linh nhưng mặt khác lại vừa phủ định nó, đưa con người trở lại vai trò trung tâm trong niềm tin vào thực tại của chính mình. Trước hết và trên hết, những dạng thức tâm linh này đều được Nguyễn Du xây dựng dựa trên nếp nghĩ, cách ứng xử của người Việt từ bao đời.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-14
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU