GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG ĐƯƠN ĐỆM HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

  • Ngô Thị Thanh*
  • Nguyễn Thị Phương Em
Từ khóa: Bảo tồn, nghề Đươn đệm, nghề thủ công truyền thống, phát huy, văn hóa.

Tóm tắt

Với địa hình trũng và đất đai bị nhiễm phèn nặng, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang được xem là vương quốc của các loài thực vật như cây tràm, cà na, bình bát, năn, bàng. Từ thời khẩn hoang, người dân đã dùng cây cỏ bàng để tạo ra những sản phẩm tiện ích cho cuộc sống. Lâu dần, nghề thủ công này trở thành một nghề đặc biệt phổ biến rộng khắp vùng đất phèn chua nước mặn Tân Phước. Hiện nay, cũng như các nghề thủ công truyền thống khác, nghề Đươn đệm huyện Tân Phước cũng đứng trước nguy cơ bị biến đổi. Nếu chúng ta không thực hiện công tác bảo tồn và phát triển nghề thì trong tương lai, nghề sẽ bị mai một dần. Áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp điền dã, phương pháp phân tích SWOT, chúng tôi đã bước đầu nêu lên thực trạng bảo tồn nghề Đươn đệm dưới góc nhìn văn hóa, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa để nghề được phát triển bền vững.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-14
Chuyên mục
Ý KIẾN TRAO ĐỔI