Ảnh hưởng của yếu tố địa văn hóa đến kiến trúc làng truyền thống Tiểu vùng Hạ Châu thổ sông Hồng

Effects of geo – cultural factor on architectural traditional villages in low region of red river delta

  • Lê Hồng Mạnh
Từ khóa: Địa văn hóa/ làng truyền thống/hạ châu thổ sông Hồng, Geo-cultural / traditional village/ low region of Red River Delta

Tóm tắt

Trong các phương pháp tiếp cận nghiên cứu về văn hóa, tiếp cận văn hóa từ góc độ không gian đã được các nhà nghiên cứu về địa lý đề xuất. Đối tượng nghiên cứu chính là cảnh quan văn hóa, bao gồm các đặc trưng về yếu tố tự nhiên, môi trường, khí hậu (cảnh quan tự nhiên) và các yếu tố do con người tạo nên trong quá trình định cư của mình (cảnh quan nhân tạo). Hai yếu tố đó tương tác với nhau trong quá trình phát triển của dân cư trong khu vực đó tạo nên sắc thái văn hóa riêng cho từng khu vực, trong các yếu tố đó kiến trúc là một thành phần mang những đặc tính bị động (chịu tác động) và chủ động (ứng phó) góp tạo nên đặc trưng của yếu tố cảnh quan nhân tạo.
Trong quá trình bồi đắp hình thành đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) tiến từ vùng núi ra biển đã tạo ra nhiều vùng địa lý khác nhau. Người Việt cổ di chuyển theo quá trình bồi đắp để khai thác những vùng đất phì nhiêu mà sông Hồng mang lại, dựa vào điều kiện tự nhiên và địa hình để đặt những cơ sở đầu tiên cho tổ chức những cộng đồng dân cư sơ khai, qua quá trình lao động và sinh hoạt đã tạo ra các điểm dân cư mang những sắc thái địa văn hóa riêng và sắc thái đó được gìn giữ, phát huy và xây dựng qua nhiều thế hệ để làm cơ sở hình thành làng truyền thống sau này.
Vùng duyên hải ven biển với những bãi bồi (Nam Định, Thái Bình…) trong quá trình lấn biển, lao động và sinh sống, những cộng đồng dân cư đã tương tác với những đặc trưng của môi trường tự nhiên (khai thác những ưu đãi, đối phó và cải tạo những nhược điểm) để hình thành những nét văn hóa sơ khai trong nhận thức, tín ngưỡng, tổ chức cộng đồng, sinh hoạt cá nhân và từ đó hình thành tiểu vùng văn hóa duyên hải ven biển. Những yếu tố đó tác động đến cảnh quan nhân tạo (trong đó có kiến trúc) tạo nên một khu vực có những sắc thái riêng biệt đặc trong vùng văn hóa ĐBSH.

Abstract

In the research approaches to culture, the approach to culture from a spatial perspective has been proposed by geographic researchers. The mainobject of the study is the cultural landscape, including features of natural factors, environment, climate (natural landscape) and human-created factors during their settlement (artificial landscape). These two factors interact with each other during the development of the population in that area to create cultural nuances for each area, in which architecture is a component with passive characteristics (to be affected) and proactively (to respond) contribute to the characteristics of the artificial landscape element.
In the process of sedimentation to form the Red River Delta (RRD) moving from mountainous areas to the sea has created many different geographical regions. The ancient Vietnamese moved according to the accretion process to exploit the fertile lands that the Red River brought, relying on natural conditions and topography to lay the first bases for organizing primitive communities, through the process of labor and living, the population spots with their own geo-cultural nuances have been created and that nuance has been preserved, promoted and built for generations to form the basis of the formation of traditional villages after that.
Coastal areas with alluvial flats (Nam Dinh, Thai Binh...), during sea encroachment, labor and living, communities have interacted with features of the natural environment (exploiting incentives, coping and improvement of weaknesses) to form primitive cultural features in awareness, beliefs, community organizations, individual activities, and thereby forming coastal cultural sub-regions. These factors affect the artificial landscape (including architecture), creating an area with special nuances in the cultural region of the Red River Delta.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-09