CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC THIẾT KẾ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

  • Ths. Lê Văn Thân
  • Ths. Hồ Xuân Phi
Từ khóa: Cơ hội, thách thức, giải pháp đào tạo, công nghệ số

Tóm tắt

Trải qua 3 cuộc cách mạng về công nghiệp, nhân loại thừa hưởng những phát minh, sáng chế mới
đã tác động rất lớn đến các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp nhiều lĩnh vực cho mỗi quốc gia như
kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục và đào tạo… Thực tế lịch sử cho thấy, quốc gia nào nắm bắt
được xu thế phát triển của công nghệ và có năng lực sáng tạo, ứng dụng công nghệ thì sẽ có quyền lực
lớn trong nền chính trị thế giới. Vì vậy, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo ra những trung
tâm quyền lực mới cũng như những thay đổi căn bản và toàn diện trong các lĩnh vực hoạt động của xã
hội, trong đó, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực bị tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc. Vì vậy, đây là cơ
hội thuận lợi, đồng thời, cũng là những thách thức của mỗi quốc gia. Từ thực tế đó, chúng ta sẽ đưa ra
những giải pháp đổi mới trong đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp, có chất lượng cao đáp ứng với nhu
cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghệ số. Ở Việt Nam, trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực
các ngành nói chung và nguồn nhân lực thiết kế thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng (MTUD) nói riêng đều
gắn liền và đồng hành với sự phát triển theo dòng chảy và nhu cầu thực tế của xã hội. Mỗi thời kỳ giáo
dục và đào tạo có những đặc điểm, cơ hội và thách thức khác nhau. Nền tảng phát triển MTUD của Việt
Nam xuất phát từ thiết kế truyền thống (Handmade Design). Kế tiếp là thiết kế công nghiệp (Industrial
design) và đến nay, là thời kỳ trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence). Do xuất phát điểm từ nền mỹ nghệ
thủ công truyền thống (Handmade Design), nên chúng ta gặp nhiều hạn chế trong quá trình sáng tạo, đặc
biệt về ứng dụng công nghệ. Đây chính là bài toán cần lời giải đúng về đào tạo nguồn nhân lực thiết kế
MTUD hiện tại và tương lai phát triển của đất nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-16
Chuyên mục
QUẢN LÝ GIÁO DỤC