THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC NƯỚC OECD

  • TS. Chu Khánh Lân
  • Phạm Thị Thanh Mai
  • Lê Thị Thảo Vân
Từ khóa: Môi trường, giải pháp, OECD

Tóm tắt

OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) luôn đi đầu trong những công nghệ ngăn
biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn chưa thể bù đắp những ảnh hưởng do tốc độ
phát triển của công nghiệp quá nhanh trên toàn thế giới gây ra. Lượng phát thải tăng nhanh từ
năm 1990 và đạt đỉnh vào năm 2007. Hiện nay, các nước OECD thải ra khoảng 35% lượng khí
thải CO2 toàn cầu từ việc sử dụng năng lượng, phụ thuộc vào 75% năng lượng từ nhiên liệu
hóa thạch. Tổng lượng chất thải tiếp tục tăng cùng với sự tăng trưởng dân số và kinh tế. Vì vậy,
họ đã ý thức được việc tái chế rác thải để tối đa hóa việc xả thải ra môi trường. Việc khai thác
quá mức, ô nhiễm và sử dụng nước kém hiệu quả đã dẫn đến tình trạng dòng chảy của sông
thấp, nguồn nước ngầm cạn kiệt và chất lượng nước bị suy giảm. Mất đất ngập nước, sa mạc
hóa và các nguy cơ đối với an ninh lương thực và sản xuất kinh tế, kéo theo môi trường rừng
cũng bị đe dọa. Số lượng các loài động thực vật ở các nước có mật độ dân số cao và tập trung
nhiều hoạt động kinh tế - xã hội có nguy cơ rơi vào tuyệt chủng. Bài báo này đưa ra một số giải
pháp giúp bảo vệ môi trường tại OECD.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-11
Chuyên mục
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI