NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY TRẦU BÀ CUNG ĐÀN (Philodendron ‘Jungle boogie’)

  • Lê Thị Thúy
  • Huỳnh Tuấn Qui
  • Trần Uyển Nhi
Từ khóa: Cytokinin, hợp chất hữu cơ, Philodendron, trầu bà cung đàn, vi nhân giống

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên phát sinh chồi, ra rễ và ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ không xác định lên sự sinh trưởng của cây trầu bà cung đàn in vitro. Trong thí nghiệm tạo chồi, chồi đỉnh được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung riêng lẻ benzyl adenine (BA), kinetin và thidiazuron (TDZ) ở những nồng độ khác nhau. Sau 12 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy khả năng tạo chồi mới tốt nhất trên môi trường bổ sung 1,0 mg/L BA với 59 chồi/mẫu. Nghiên cứu cũng đã tiến hành bổ sung nước dừa và dịch nghiền khoai tây ở các nồng độ khác nhau vào môi trường nuôi cấy để theo dõi sự sinh trưởng của chồi cây trầu bà cung đàn. Trên môi trường bổ sung 100 mL/L nước dừa, sự sinh trưởng của chồi là tốt nhất. Đối với giai đoạn ra rễ, môi trường thích hợp cho tạo rễ là môi trường MS, trong khi đó, môi trường MS và ½MS bổ sung naphthalene axit axetic (NAA) ở các nồng độ khác nhau đều không thích hợp đến sự hình thành rễ của chồi in vitro. Sau giai đoạn tạo chồi và tạo rễ, các chồi in vitro được nuôi cấy trong các bình nuôi cấy kín và túi nylon thoáng khí để khảo sát ảnh hưởng của hệ thống nuôi cấy lên chất lượng cây con in vitro. Kết quả thu được cho thấy ở điều kiện thoáng khí, chồi có khả năng sinh trưởng tốt hơn và cây con có tỷ lệ sống cao ở giai đoạn vườm ươm (73,33%).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-03
Chuyên mục
Bài viết