NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ ANTIMONY TRONG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỢI

  • Trần Thị Ngọc Mai
  • Trần Thị Thúy Nhàn
  • Trương Thị Diệu Hiền
Từ khóa: Antimony, keo tụ, poly ferric sulfate (PFS), màng lọc MF, đẳng nhiệt hấp phụ.

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành với mục đích nâng cao hiệu quả xử lý antimony (Sb) trong nước thải nhà máy sợi nhân tạo bằng các chất keo tụ gốc sắt kết hợp với màng lọc MF nhằm thay thế cho quá trình tuyển nổi đang được áp dụng tại nhà máy. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bao gồm loại chất keo tụ, pH, liều lượng chất keo tụ, nồng độ dung dịch Sb ban đầu được tiến hành khảo sát, đồng thời thực hiện lựa chọn kích thước màng lọc MF phù hợp. Nghiên cứu đã chứng minh được poly ferric sulfate (PFS) có hiệu quả xử lý Sb cao nhất trong các chất keo tụ gốc sắt. Kết quả nghiên cứu đã xác định được điều kiện thích hợp khi sử dụng PFS là pH 6, lượng chất keo tụ là 50 mg/L và sử dụng màng lọc MF có kích thước 0.2 µm thì hiệu quả loại bỏ Sb đạt 90%. Cơ chế quá trình đã được mô tả và tuân thủ theo đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng keo tụ bằng PFS kết hợp với màng lọc MF là phương pháp hiệu quả và đơn giản để loại bỏ Sb trong quá trình xử lý nước thải nhà máy sợi nhân tạo, hiệu quả xử lý Sb đã được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-03
Chuyên mục
Bài viết