TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

  • Huỳnh Thị Hương Thảo
  • Đinh Diễm My
  • Thị Bô Pha
  • Đoàn Công Tín
Từ khóa: Vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, ngân hàng thương mại.

Tóm tắt

Vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng. Vốn chủ sở hữu càng lớn, sức chịu đựng của ngân hàng càng cao đặc biệt trong giai đoạn hoạt động kinh doanh khó khăn, khả năng tạo ra lợi nhuận càng nhiều vì có thể đa dạng hóa thu nhập từ các nghiệp vụ kinh doanh. Bài viết này sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 31 ngân hàng thương mại Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020 nhằm nghiên cứu tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lợi của ngân hàng với các chỉ tiêu: lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân, thu nhập lãi cận biên qua mô hình ước lượng moment tổng quát. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân và thu nhập lãi cận biên nhưng tác động ngược chiều đến lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân, từ đó nghiên cứu đã đề xuất giải pháp về vốn chủ sở hữu để tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-06
Chuyên mục
Bài viết