05. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG SINH KẾ CỦA DÂN CƯ VEN BIỂN VÀ MIỀN NÚI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG VÀ QUAN SƠN, TỈNH THANH HÓA

  • Bách Bùi Sỹ
  • Dũng Lại Thế
  • Tấn Bùi Đức
Từ khóa: Sinh kế; Ven biển; Miền núi; Biến đổi khí hậu; Tính dễ tổn thương sinh kế

Tóm tắt

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ven biển và miền núi là khu vực địa lý dễ bị tổn thương (DBTT) do biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH làm cho hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan xảy ra với tần suất nhiều hơn và khó đoán định, gây tác động và để lại hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế - xã hội cho dân cư nơi đây. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) để định lượng những tác động tiềm tàng của BĐKH đến sinh kế khu vực ven biển và miền núi, nghiên cứu điển hình tại huyện Quảng Xương và Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả cho thấy tính DBTT sinh kế ở mức từ trung bình đến cao. Các xã có độ nhạy cảm và khả năng thích ứng cao là Quảng Nham (S = 0,52; AC = 0,63), Quảng Hải (S = 0,48; AC = 0,53) và Sơn Hà (S = 0,45; AC = 0,59), ngược lại các xã có độ nhạy cảm cao nhưng khả năng thích ứng thấp là Na Mèo (S = 0,64; AC = 0,42), Quảng Lợi (S = 0,47; AC = 0,34) và Trung Xuân (S = 0,46; AC = 0,20)

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-24
Chuyên mục
Bài viết