01. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THAN THỦY NHIỆT TỪ BÃ THẢI SẮN ĐỂ XỬ LÝ PHOT PHAT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

  • Mai Vũ Thị
  • Thủy Trịnh Thị
Từ khóa: Phot phat; Bã thải sắn; Than thủy nhiệt; Loại bỏ phot phat

Tóm tắt

Bã thải sắn là một phụ phẩm sinh ra trong quá trình sản xuất tinh bột sắn, với thành phần chứa hàm lượng chất hữu cơ cao dễ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu để tận dụng bã thải sắn. Nghiên cứu này đã khảo sát điều kiện phù hợp tạo than thủy nhiệt không biến tính và biến tính với MgCl2 từ bã thải sắn là 200oC trong 1h. Kết quả ảnh SEM-EDX cho thấy các hạt nano Mg đã đính được trên bề mặt than thủy nhiệt, điều này đã làm cho hiệu suất hấp phụ photphat của than biến tính MgCl2 (75,24%) cao hơn so với than thủy nhiệt thông thường (54,91%). Quá trình hấp phụ photphat của than thủy nhiệt đính Mg đạt tối ưu tại pH = 4, thời gian lưu tối ưu là 150 phút. Dung lượng hấp phụ cực đại của than thủy nhiệt đính MgCl2 theo Langmuir là 15,15 mg/g. Điều này mở ra hướng nghiên cứu triển vọng vì vừa tận dụng được bã sắn thải vừa tạo ra được nguồn than thủy nhiệt có khả năng hấp phụ photphat trong nước thải

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-18
Chuyên mục
Bài viết