08. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA

  • Hạnh Hoàng Hồng
  • Trung Trần Quý
Từ khóa: Quy hoạch bảo vệ môi trường; Phân vùng môi trường; Nhạy cảm môi trường.

Tóm tắt

Quy hoạch môi trường là sự tích hợp các nguyên lý cơ bản của kiến trúc cảnh quan, sinh thái học, khoa học sức khỏe, khoa học môi trường và nhiều ngành khác; xoay quanh trụ cột là phân vùng môi trường. Công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu sự lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường một cách bài bản trong các quy hoạch phát triển, đặc biệt là thiếu một quy hoạch thống nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh đó, Quy hoạch bảo vệ môi trường (QHBVMT) được kỳ vọng sẽ là công cụ đột phá nhằm hướng tới quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển hài hòa 3 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường. Hiện nay, khái niệm QHBVMT đã được thể chế hóa trong Luật bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014, Luật BVMT 2020 và được xác định như một quy hoạch ngành cấp quốc gia theo Luật quy hoạch 2017. Trong đó, phân vùng môi trường có thể xem như một trong những nội dung cốt lõi để xây dựng QHBVMT thành công. Thông qua nghiên cứu các cách tiếp cận trên thế giới trong phân vùng môi trường và xây dựng tiêu chí, đối chiếu với nhu cầu thực tiễn của Việt Nam và tham vấn chuyên gia, bài báo đề xuất định hướng cho Việt Nam trong bối cảnh QHBVMT quốc gia đang được triển khai xây dựng. Theo đó, phân vùng môi trường trong QHBVMT quốc gia cần mang tính định hướng dài hạn, chủ yếu dựa trên tính nhạy cảm môi trường với các khía cạnh: (i) Môi trường nước, (ii) Môi trường đất, (iii) Sinh thái và Đa dạng sinh học, (iv) Thiên tai và Biến đổi khí hậu, (v) Sức khỏe con người.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-16
Chuyên mục
Bài viết