10. NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

  • Huê Hoàng Thị
  • Thanh Nguyễn Ngọc
  • Anh Trương Vân
Từ khóa: Mức sẵn lòng chi trả; Cải thiện dịch vụ; Nước sạch; Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.

Tóm tắt

Nghiên cứu đã sử dụng hệ thống những phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại như phương pháp đánh giá ngẫu nhiên lặp để điều tra, phương pháp phân tích hồi quy để phân tích. Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2019 tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 99,85%; trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch ước đạt 75,6%. Việc đầu tư cải thiện dịch vụ cung cấp nước sạch đến người dân đang gặp nhiều khó khăn vì ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Để thực hiện “xã hội hóa” dịch vụ nước sạch, nghiên cứu đã ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử dụng và cải thiện dịch vụ nước sạch trên địa bàn tỉnh Nam Định. 79,7% số hộ dân đang được sử dụng nước máy sẵn sàng chi trả cao hơn cho việc cung cấp dịch vụ nước sạch với mức chi trả trung bình là 13.163 đồng/m3; 80,4% số hộ chưa được sử dụng nước máy mong muốn được cung cấp dịch vụ nước sạch sinh hoạt và sẵn sàng chi trả với mức giá trung bình là 12.414 đồng/m3. Kết quả định giá tài nguyên nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong điều kiện hiện nay trong tỉnh Nam Định là đối với số hộ dân đã được sử dụng nước cấp từ nhà máy 68.048.070.948 (đồng/tháng) và 20.292.507.510 (đồng/tháng) đối với hộ dân chưa được cấp nước từ nhà máy. Nghiên cứu cũng đã dự báo nhu cầu sử dụng nước của người dân tỉnh Nam Định đến năm 2050 là 196.636,17 (m3/ngày.đêm). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để cung cấp thông tin cho việc xây dựng các khuyến nghị quản lý nước cấp sinh hoạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-16
Chuyên mục
Bài viết