04. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI BIOGAS VÀ THAN SINH HỌC TRÀM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT THẢI CH4 VÀ N2O TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA

  • Thoa Phạm Ngọc
  • Ngân Tăng Lê Hoài
  • Chiếm Nguyễn Hữu
Từ khóa: Than sinh học; Khí CH4; Khí N2O; Ruộng lúa.

Tóm tắt

Sản xuất khí sinh học từ chất thải chăn nuôi và sử dụng nước thải sau túi ủ biogas làm phân bón cho cây trồng sẽ là một công nghệ đầy hứa hẹn giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, nước thải biogas được tạo ra trong các hầm kỵ khí chứa khoảng 60 % khí metan. Do đó, nó có thể dẫn đến nguy cơ làm gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một thí nghiệm trong chậu với lúa (OM5451) đã được thiết lập để đánh giá ảnh hưởng của nước thải biogas và than sinh học tràm đến lượng phát thải khí CH4 và N2O trong điều kiện nhà lưới. Nghiên cứu hiện tại được thực hiện có sáu nghiệm thức với bốn mức than sinh học tràm được trộn trong đất (0, 2, 10 và 20 tấn/ha). Kết quả cho thấy lượng phát thải khí CH4 từ tất cả các nghiệm thức được bổ sung than sinh học tràm đã giảm đáng kể từ 29,3 % đến 47,1 % so với đối chứng. Đồng thời, phát thải khí N2O cũng giảm từ 20 % đến 47,7 %. Kết luận, việc sử dụng than sinh học tràm đã làm giảm đáng kể lượng khí thải N2O và CH4 trong khi vẫn duy trì hoạt động sản xuất lúa gạo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-12
Chuyên mục
Bài viết