07. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC GIÀU CHẤT HỮU CƠ DỄ HÒA TAN CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT - VI TẢO KẾT HỢP VẬT LIỆU NANO FE-MN/AC

  • Cúc Nguyễn Thị Kim
  • Thu Ngô Thị Hoài
  • Hồng Đặng Diễm
Từ khóa: Nguồn nước giàu chất hữu cơ dễ hòa tan; Vi sinh vật; Vi tảo; Nano; Fe-Mn/AC; Than hoạt tính.

Tóm tắt

Công nghệ sử dụng màng sinh học (Biofilm) do các vi sinh vật - vi tảo tạo ra kết hợp các vật liệu có kích thước nano với tính chất ưu việt đã và đang được xem là công nghệ tối ưu, xử lý có hiệu quả nguồn nước giàu (ô nhiễm) hữu cơ. Nghiên cứu đã phân lập và nhân nuôi ba chủng vi tảo (Chlorella sp., Scenedesmus sp. và Spirulina sp.) và ba chủng vi sinh vật (Bacillus sp., Aeromonas sp. và Pseudomonas sp.) có khả năng tạo màng sinh học (Biofilm) và xử lý nguồn nước giàu chất hữu cơ dễ hòa tan để phối kết hợp với chất mang là vật liệu nano Fe-Mn/AC than hoạt tính để thực hiện mô hình thí nghiệm xử lý nguồn nước thu gom từ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Hỗn hợp vi tảo - vi sinh vật được làm giàu trong 5 ngày và nuôi trong môi trường có chứa chất mang trong 3 ngày trước khí bắt đầu tham gia vào mô hình xử lý. Sau 6 ngày thí nghiệm, công thức CT4 gồm hỗn hợp nước giàu chất hữu cơ dễ hòa tan, vi tảo - vi sinh vật và chất mang cho hiệu quả xử lý cao nhất, BOD5 giảm còn 5,47 mg/L (42 %), nitơ tổng số còn 7,01 mg/L (giảm 75 %) và phốt pho tổng số còn 0,25 mg/L (giảm 63 %) đạt tiêu chuẩn theo cột B1 (chất lượng nước tưới) theo Quy chuẩn chất lượng quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Bên cạnh hiệu quả xử lý cao, có thể so sánh với các kết quả của những công bố trước đó và trong thời gian tối ưu (06 ngày) ưu việt nữa của mô hình này là không gây mùi trong suốt quá trình xử lý.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-30
Chuyên mục
Bài viết