09. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HỌC MÁY KẾT HỢP HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM SẠT LỞ ĐẤT

  • Biên Trần Xuân
  • Dương Lưu Thùy
Từ khóa: Sạt lở đất; Phân loại hàm cơ sở xuyên tâm; Mường Chà; Việt Nam.

Tóm tắt

Sạt lở đất hàng năm đã gây thiệt hại lớn về tài sản, cơ sở hạ tầng và con người ở nhiều vùng miền núi của Việt Nam. Các nghiên cứu về sạt lở đất đã được quan tâm trong công tác quản lý, phòng chống thiên tai. Nghiên cứu này trình bày phương pháp học máy, đó là phân loại hàm cơ sở xuyên tâm (RBFC) để tạo bản đồ nhạy cảm sạt lở đất tại huyện Mường Chà của tỉnh Điện Biên thuộc vùng núi Tây Bắc, nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hệ thống đứt gãy kiến tạo phát triển rất mạnh mẽ. Trong các nghiên cứu mô hình, 12 yếu tố ảnh hưởng đã được lựa chọn dựa trên địa hình và điều kiện địa của khu vực. Để xác nhận hiệu suất của mô hình, các chỉ số thống kê bao gồm đường cong ROC/AUC và các chỉ số thống kê khác nhau được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các mô hình phân loại hàm cơ sở xuyên tâm (RBFC) có độ chính xác cao trong xây dựng bản đồ dự báo không gian sạt lở đất, với AUCđào tạo = 0,931, AUCkiểm chứng = 0,857. Nghiên cứu này hữu ích cho việc xây dựng bản đồ nhạy cảm sạt lở đât với mục tiêu xác định các khu vực, vùng dễ bị sạt lở đất để quản lý rủi ro.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-30
Chuyên mục
Bài viết