Chỉ số an ninh sức khỏe toàn cầu: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam (phần 2)

  • Đào Thị Minh Hương
Từ khóa: an ninh sức khỏe, chỉ số an ninh sức khỏe, Covid-19.

Tóm tắt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia luôn phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn hơn trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. An ninh sức khỏe toàn cầu phụ thuộc vào môi trường chính trị, xã hội và kinh tế ổn định; hệ thống chăm sóc sức khỏe đầy đủ; lực lượng nhân lực y tế đủ năng lực chuyên môn và đủ về số lượng. Những điều kiện cơ bản này có ảnh hưởng lớn đến khả năng của một quốc gia về phòng chống dịch bệnh trở thành đại dịch. Đại dịch Covid-19 bắt đầu từ những tháng đầu năm 2020 và vẫn đang tác động mạnh đến sức khỏe và cuộc sống của toàn nhân loại và là phép thử đối với các quốc gia, cũng như các tổ chức quốc tế về năng lực ngăn chặn, phát hiện, đối phó với dịch bệnh tại nguồn. Thành công bước đầu của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 được soi chiếu qua khung chỉ số an ninh sức khỏe toàn cầu gồm 6 chiều cạnh: Phòng ngừa dịch bệnh; Phát hiện và báo cáo sớm dịch bệnh; Sẵn sàng ứng phó, lập kế hoạch và lộ trình triển khai kế hoạch; Hệ thống y tế đầy đủ và mạnh mẽ để điều trị cho người bệnh và bảo vệ nhân viên y tế; Cam kết thực hiện các quy định quốc tế; Rủi ro môi trường, cho thấy việc chuẩn bị năng lực hệ thống y tế, cam kết cả hệ thống chính trị và tuân thủ theo quy định y tế quốc tế là điều kiện quan trọng để ứng phó thành công với các trường hợp y tế cộng đồng khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh sức khỏe cho người dân.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-26
Chuyên mục
CÁC BÀI NGHIÊN CỨU