Giới thiệu về Tạp chí

Tạp chí Nghiên cứu Con người là cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Con người (https://ihs.vass.gov.vn/Pages/TrangChu.aspx), là diễn đàn khoa học của ngành và của bạn đọc quan tâm. Tạp chí được thành lập theo Quyết định số 263/QĐ-KHXH ngày 29 tháng 3 năm 2002 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và hoạt động theo Giấy phép hoạt động Báo chí số 374/GP-BTTTT ngày 09/10/2023 của Bộ Thông tin và Truyền Thông. Tạp chí có chỉ số ISSN 2815 - 5777, xuất bản 02 tháng/kỳ bằng tiếng Việt.

Tạp chí Nghiên cứu Con người có chức năng và nhiệm vụ: Tổ chức biên tập, xuất bản các xuất bản phẩm có nội dung liên quan đến tuyên truyền, vận động, tư vấn, phản biện và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về con người và nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; công bố và đăng tải các bài viết, các công trình nghiên cứu về con người, phát triển con người, nguồn lực con người, quyền con người, an ninh con người, mối quan hệ giữa phát triển con người với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường của Việt Nam và thế giới.

Tạp chí Nghiên cứu Con người được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đưa vào Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm ở các ngành, liên ngành: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Liên ngành Triết học - Xã hội học - Chính trị học, Liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học, Liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao.

Thể lệ đăng bài trên Tạp chí Nghiên cứu Con người có thể xem (bên dưới) hoặc xem thêm tại đường link: https://ihs.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Lists/TheLeGuiBai/View_Detail.aspx?ItemID=34

Địa chỉ liên hệ:

Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Con người

Số 9 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 02466872960

Email: tapchiconnguoi@gmail.com

 

                                                                  THỂ LỆ GỬI BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI

                                                           VIỆN NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

             

  1. Bài gửi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người phải có nội dung phù hợp với mục đích, tôn chỉ của Tạp chí, có hướng tiếp cận chuyên ngành, liên ngành và đa ngành về nghiên cứu con người và phát triển con người.
  2. Bài gửi phải chưa đăng trên các sách, báo, kỉ yếu Hội thảo có xuất bản hay tạp chí khác. Tác giả bài viết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bài viết và xuất xứ tài liệu trích dẫn.
  3. Bài gửi được đánh máy vi tính trên một mặt giấy khổ A4, sử dụng phần mềm MS Word, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, căn lề trên: 2,5 cm, căn lề dưới: 2,5cm, căn lề trái: 3 cm, căn lề phải: 2 cm.
  4. Bài nghiên cứu có độ dài từ 8 đến 12 trang (kể cả Tài liệu tham khảo). Nếu là bài dịch phải gửi kèm bản chụp tài liệu gốc tiếng nước ngoài với tên tác giả, tên bài, tên sách, tạp chí, nhà xuất bản, năm xuất bản của tài liệu đó. Nguồn dịch phải đảm bảo bản quyền tác giả.
  5. Bài viết nghiên cứu đảm bảo kết cấu cơ bản như sau được ưu tiên đăng tải:

           Tên bài: thường không quá 3 dòng.  

           Tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh): thường từ 5 -10 dòng.

           Từ khóa: từ 3 - 5 từ khóa.

           Giới thiệu: thuyết phục người đọc quan tâm đến bài viết nhờ việc làm rõ: sự cần thiết/lí do của nghiên cứu; xác định vấn đề nghiên cứu và chỉ ra điểm mới.

           Cơ sở lí thuyết: nội dung này cần làm rõ: tổng quan nghiên cứu, nguồn gốc lí thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan để làm rõ cơ sở lí thuyết của nghiên cứu; chỉ ra khoảng trống nghiên cứu.

           Phương pháp nghiên cứu: làm rõ các phương pháp nghiên cứu và dữ liệu mà bài viết sử dụng, sự phù hợp với cách tiếp cận mà bài viết lựa chọn để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, lưu ý làm rõ các bước xử lí dữ liệu nghiên cứu, phần mềm/kĩ thuật sử dụng (nếu có).

           Kết quả và thảo luận: trình bày kết quả nghiên cứu bằng cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng. Nếu bài có phân tích số liệu cần ghi rõ phân tích số liệu ở bảng biểu/đồ thị/hình vẽ nào, v.v. (tránh sa đà vào mô tả lại các số liệu đã được thể hiện ở bảng biểu, đồ thị, v.v.). Các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, v.v. có tên (đặt bên trên, chữ đậm, căn lề giữa); có nguồn trích dẫn (đặt bên dưới, chữ nghiêng, căn lề giữa); có đơn vị đo; đảm bảo phù hợp với in mầu đen/trắng; được đánh theo số thứ tự logic với bài viết; số thập phân để dấu phảy. Nội dung diễn giải rõ các đóng góp của bài viết, các nhận định của tác giả, ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu. Chỉ ra mối liên hệ giữa các kết quả này với các kết quả nghiên cứu trước đó, nhất là các nghiên cứu đã được thể hiện trong phần tổng quan/lí thuyết nghiên cứu.

            Kết luận: tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có). Gợi ý/khuyến nghị các chính sách dựa trên các phát hiện của nghiên cứu.

  1. Tên riêng của người, địa phương, thuật ngữ tiếng nước ngoài để nguyên văn, không phiên âm sang tiếng Việt.
  2. Tài liệu trích dẫn trong bài viết phải trình bày như sau:

           - Nếu tác giả là người Việt Nam: viết đầy đủ họ và tên, để trong dấu ngoặc đơn và viết theo thứ tự: họ tên tác giả, năm xuất bản. Ví dụ: (Nguyễn Văn A, 2016).

           - Nếu tác giả là người nước ngoài: viết họ và tắt chữ cái tên tác giả, năm. Ví dụ: (Toffler, A., 1991).

           - Khi trích dẫn nguyên văn phải có dấu ngoặc kép và cần có thêm số trang. Ví dụ: (Nguyễn Văn A, 2016, tr. 10);  (Toffler, A., 1991, tr. 50).

  1. Bài nghiên cứu phải có mục Tài liệu tham khảo ở cuối bài đánh theo số thứ tự 1, 2, 3,… theo tên vần a, b, c,… Thứ tự trong tài liệu tham khảo như sau: Họ tên tác giả. Năm xuất bản (với các tài liệu của cùng một tác giả thì tài liệu nào xuất bản/công bố trước sẽ xếp thứ tự trước). Tên tài liệu (tên sách, tên tạp chí: in nghiêng; tên bài viết trong tạp chí hoặc chương sách: để trong dấu ngoặc kép “”). Nhà xuất bản. Địa điểm xuất bản (nếu có).

           Ví dụ: Với sách: Phạm Minh Hạc. 2001. Nghiên cứu Con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

           Với tạp chí: Nguyễn Đình Tuấn. 2022. “Phát triển con người ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020: Một góc nhìn từ phân tích chỉ số phát triển con người”. Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 6(123).

           Với luận án thì in nghiêng tên luận án và phải ghi rõ tên, năm bảo vệ và địa chỉ của cơ sở đào tạo.

           Ví dụ: Phạm Thị Tính. 2015. Quyền con người được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam. Học viện Khoa học xã hội. Hà Nội.

           Với tài liệu trên internet: Nguyễn Thị Hoài Lê. 2023. “Kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam: Thực trạng và các vấn đề đặt ra”,  (https://hvnh.edu.vn/tapchi/vi/thang-7-2023/kien-thuc-tai-chinh-cua-sinh-vien-viet-nam-thuc-trang-va-cac-van-de-dat-ra-nguyen-thi-hoai-le-10793.html).

  1. Ban biên tập có quyền sửa chữa bài viết theo yêu cầu của Tạp chí (chúng tôi sẽ trao đổi với tác giả nếu thấy cần thiết để tác giả chỉnh sửa).
  2. Ban biên tập có quyền sử dụng bài viết đã được đăng trên Tạp chí (bản giấy) để đăng tải lên nền tảng số theo định hướng phát triển của Tạp chí.
  3. Bài gửi đến Tòa soạn phải có đầy đủ thông tin liên hệ, gồm:

           (i) Họ và tên tác giả, học hàm, học vị

           (ii) Chức vụ chính quyền (nếu có); địa chỉ nơi công tác (cụ thể đến phòng, ban/vụ đối với người làm trong khối hành chính sự nghiệp/đơn vị nghiên cứu; cụ thể đến bộ môn, khoa đối với các giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng; cụ thể ngành học đối với các NCS); số điện thoại, địa chỉ email. Các nội dung này không đưa vào bài viết khi đăng tải, được dùng để phục vụ công tác quản lí bài viết và cộng tác viên của Tạp chí;

           (iii) Bài gửi đến thuộc ngành/liên ngành nào theo phân ngành/liên ngành của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước (tác giả chủ động xác định).

  1. Bài viết gửi đăng nếu không được sử dụng, Tòa soạn sẽ thông báo cho tác giả và không trả lại bản thảo cho tác giả.

     Rất mong nhận được sự cộng tác của đông đảo cộng tác viên!

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       Tạp chí Nghiên cứu Con người