Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX

  • Lư Vĩ An
Từ khóa: bệnh đậu mùa, dịch bệnh, nhà Nguyễn, tiêm chủng, Jean Marie Despiau

Tóm tắt

Đậu mùa là một trong những bệnh dịch đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Ở Việt Nam thời Nguyễn, bệnh đậu mùa là căn bệnh đặc hữu lưu hành, không chỉ gây ra các trận dịch ở một số địa phương mà còn tác động đến đời sống chính trị của triều Nguyễn. Bởi một số thành viên trong hoàng tộc nhà Nguyễn như hoàng tử Cảnh và vua Tự Đức mắc bệnh đậu mùa nên việc phòng ngừa căn bệnh này đã trở thành vấn đề được quan tâm bởi triều đình nhà Nguyễn từ rất sớm. Vào năm 1796, vắc-xin đậu mùa được chế tạo thành công bởi bác sĩ Edward Jenner và sau đó đến năm 1805 thì nó được biết tới ở Ma Cao. Vào năm 1820, triều đình nhà Nguyễn đã cử một phái đoàn do Jean Marie Despiau dẫn đầu tới Ma Cao để lấy vắc-xin và học kĩ thuật tiêm ngừa. Bằng phương pháp phân tích sử liệu và cách tiếp cận của lịch sử dịch bệnh, dựa theo những ghi chép của Đại Nam Thực lục và một số công trình nghiên cứu liên quan, bài viết này tìm hiểu tình hình bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và nỗ lực của triều đình nhà Nguyễn trong việc tiếp cận nguồn vắc-xin đậu mùa vào đầu thế kỷ XIX.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-09
Chuyên mục
Bài viết