Kinh tế tuần hoàn: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế

  • Hiệp Hoàng Hồng
  • Thương Phan Thị Sông
  • Toàn Đinh Thế
  • Hà Lê Văn
  • Phượng Trần Thị
Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, Đức, Trung Quốc

Tóm tắt

Trong khi phần lớn các lý thuyết phát triển đã thất bại vì đã chú trọng nhiều
tới phát triển bền vững về kinh tế hơn là bền vững về môi trường và xã hội (Schneider, 2014),
lý thuyết về kinh tế tuần hoàn được tiếp cận hệ thống để kết hợp mối quan tâm môi trường
cho phát triển kinh tế. Đây là sự nỗ lực, đột phá không chỉ trên phương diện lý luận để tích
hợp các hoạt động kinh tế và phúc lợi về môi trường theo tiếp cận bền vững mà cả những đột
phá trong thiết kế mô hình kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn (Murray và cộng sự, 2015). Bài
viết này, tổng quan một số vấn đề lý luận về bản chất kinh tế tuần hoàn; phân tích một số kinh
nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc và Đức; trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm
ý chính sách nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-14
Chuyên mục
Bài viết